(HBĐT) - Người chúng tôi nhắc đến là Thượng tá Phạm Đình Phương, Trưởng Ban Dân vận, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh). Anh là một trong những cá nhân điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020 của LLVT tỉnh.


Thượng tá Phạm Đình Phương, Trưởng Ban Dân vận, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả cho Nhân dân huyện Kim Bôi.


Sinh ra tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Sỹ quan Hậu cần, anh nhận nhiệm vụ về công tác tại Ban CHQS huyện Kim Bôi và giữ nhiều chức vụ, cao nhất là Chính trị viên sau một thời gian dài phấn đấu. Từ năm 2016 đến nay, anh được điều về công tác tại Bộ CHQS tỉnh. Thượng tá Phương luôn tâm niệm "Công tác dân vận là một mặt công tác có ý nghĩa quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như tỉnh Hòa Bình càng có vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Bên cạnh đó phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, cách làm cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn tại đơn vị, địa phương là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ mới”.

Hơn 30 năm công tác, anh luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong phong trào thi đua  "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020, anh đã tham mưu xây dựng và trực tiếp thực hiện có hiệu quả 10 mô hình sáng tạo, cách làm hay, có sức lan tỏa rộng lớn, đi vào cuộc sống như mô hình xây dựng "Làng, bản văn hoá - quốc phòng”,  "5 quản, 3 giữ”, "Hòm tiết kiệm quyên góp ủng hộ người nghèo”, "Góc học tập 100 đồng”... Trong đó, phải kể đến mô hình "Đồng hành cùng em đến trường”, từ năm 2017 đến nay, anh đã tham mưu, vận động, quyên góp ủng hộ được hơn 1.300 chiếc xe đạp, 1 xe lăn, 22 chiếc quạt điện, 83 góc học tập, 640 chiếc cặp sách, trên 41.700 quyển vở, 158 máy tính casio, 180 thẻ bảo hiểm, 220 bộ đồng phục, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, đã tặng cho học sinh nghèo hiếu học hơn 200 suất học bổng theo mô hình "Đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó”.

Trong xây dựng NTM, Thượng tá Phương đã tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện, diễn tập gắn với làm công tác dân vận. Theo đó, đã huy động 51.000 ngày công, làm mới hơn 146 km đường bê tông, cải tạo hơn 20 km đường cấp phối, san lấp hơn 9.000 m2 ổ gà, phát quang hơn 64 km đường giao thông nông thôn; dọn vệ sinh trên 103.000 m2; làm mới 1 cầu bê tông, 2 cầu gỗ dân sinh; tu sửa, nạo vét trên 65 km kênh mương nội đồng; đắp mới 11 bai ngăn nước; vận động Nhân dân hiến trên 10.000 m2 đất.

Với mục tiêu "Làng, bản ấm no, không còn nghèo đói - Sạch đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh - Gia đình hoà thuận, con cháu thảo hiền - Làng xóm yên vui”, Thượng tá Phương đã tham mưu cho Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh nhận đỡ đầu, giúp đỡ 8 xã đặc biệt khó khăn của 2 huyện Đà Bắc, Mai Châu; củng cố, cải tạo, nâng cấp, xây dựng 8 nhà văn hóa xóm, xây mới 6 cổng làng văn hóa. Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng được 29 "Làng, bản văn hóa, QP-AN".

Thượng tá Phương chia sẻ: "Cán bộ muốn làm tốt công tác dân vận thì phải nhiệt tình, trách nhiệm, nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không ngại khó khăn, gian khổ, thường xuyên quan tâm đi sâu vào quần chúng, gần dân, sát dân, hiểu dân, nắm chắc phong tục tập quán, hiểu được tiếng nói của bà con, nắm bắt tâm lý, tâm tư, tình cảm của bà con, để từ đó có căn cứ giải thích thỏa đáng những vấn đề thắc mắc bà con đặt ra...”.

Với sự tận tâm, trách nhiệm, cùng sự sâu sát trong cách triển khai, tham mưu, đóng góp của Thượng tá Phạm Đình Phương đã góp phần cho sự thành công của công tác dân vận nói chung và thực hiện phong trào thi đua "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020 nói riêng của LLVT tỉnh Hòa Bình. Năm 2020, Thượng tá Phạm Đình Phương được Thủ trưởng các cấp đề nghị Bộ Quốc phòng tặng bằng khen.

Thượng tá Bạch Mai Tình, Phó Chủ nhiệm Chính trị (Bộ CHQS) tỉnh cho biết: "Trong công tác, đồng chí Phương luôn tích cực nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn của các cấp về công tác dân vận. Từ đó, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cách làm hay, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Trải qua quá trình rèn luyện, cống hiến, đồng chí Phương thực sự là tiêu biểu của người cán bộ dân vận theo phương châm "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, xứng đáng là tấm gương để cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh học tập”.


Lê Thanh Sơn 
(Bộ CHQS tỉnh)

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục