(HBĐT) - Giữa tháng 6, chúng tôi có dịp tới thăm vườn lan Thanh Huyền tại thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, nhưng người lao động vẫn miệt mài, hăng say làm việc. Người ân cần tư vấn, giới thiệu cho khách hàng lựa chọn những giò lan ưng ý nhất, người tỉ mỉ tưới, bón phân chăm sóc hoa lan.


Người lao động chăm sóc cây giống tại vườn lan Thanh Huyền, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Chủ vườn lan Thanh Huyền là anh Nguyễn Bá Hiệu, người Hà Nội. Anh Hiệu gắn bó với nghề trồng lan hơn 20 năm. Với niềm đam mê lan, anh đã tới nhiều địa phương để tìm kiếm những loài lan quý về nhân giống. Sau vài lần tới Lương Sơn, nhận thấy khí hậu nơi đây rất thuận lợi để trồng hoa lan. Trên địa bàn huyện cũng có nhiều giống lan rừng quý hiếm. Vì vậy, anh lựa chọn Nhuận Trạch là nơi để thực hiện đam mê của mình. Năm 2018, anh đầu tư hơn 40 tỷ đồng mua đất, giống, làm giàn treo để trồng hoa lan. Lúc đầu, vườn lan Thanh Huyền chỉ khoảng 2 ha, với vài chục nghìn giò lan, giờ đây, khu vườn rộng hơn 5 ha với hàng trăm nghìn giò lan.

Giàn treo lan được bố trí khoa học, từng loài lan được khéo léo sắp xếp theo từng hàng, từng tầng, đa dạng về màu sắc, tạo nên sự hấp dẫn. Có những cây lan phát triển khỏe, ra hoa quanh năm, cánh hoa đủ màu sắc tạo cho khu vườn rực rỡ, khiến bất cứ ai tới thăm cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Khu vườn được đầu tư hệ thống tưới tự động quy mô.

Anh Nguyễn Bá Hiệu chia sẻ: Những năm gần đây, phong trào chơi lan phát triển mạnh. Người chơi lan ngày càng đông, kiểu chơi cũng rất phong phú. Nhiều người thích chơi những giò lan "khủng”, một số người lại mê các giống lan cổ, có người ưa những giò lan bé để bàn làm việc… Từ nhu cầu đa dạng đó, tôi đã sưu tầm, nhân giống nhiều loại lan "độc", thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện tại, vườn lan nhà tôi có hơn 100 giống lan khác nhau, như: các loại lan 5 cánh trắng, lan phi điệp, lan thiên nga… Giá bán từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng, có khi lên tới hàng trăm triệu đồng. Vườn lan của gia đình tôi đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bất cứ ai đam mê chơi lan đều có thể lựa chọn một giò lan phù hợp với điều kiện kinh tế. Sau khi lựa chọn, khách hàng sẽ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lan.

Nhờ được chăm sóc tỉ mỉ, công phu, nên các giò lan tại vườn lan Thanh Huyền phát triển tươi tốt, cho ra hoa đẹp, khách hàng rất ưa chuộng, tư thương đến tận vườn thu mua sản phẩm nên phải không lo về đầu ra. Trung bình mỗi năm, doanh thu của vườn lan Thanh Huyền đạt khoảng 700 triệu đồng. Vườn lan Thanh Huyền không chỉ là nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của những người yêu lan. Mà nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của một số chị em có hoàn cảnh khó khăn trong xã Nhuận Trạch. Vườn lan Thanh Huyền tạo việc làm ổn định cho 7 lao động thường xuyên đều là nữ tại địa phương và nhiều lao động thời vụ. Mức thu nhập bình quân của lao động đạt 5 - 6 triệu đồng/ người/tháng.

Chị Nguyễn Thị Hải, thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch chia sẻ: Tôi gắn bó với vườn lan Thanh Huyền được 2 năm. Gia đình anh Hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động chúng tôi làm việc. Những lúc gia đình có việc, vợ chồng anh Hiệu tới hỏi thăm, động viên. Khi mới vào làm việc tại vườn lan, anh Hiệu luôn ân cần hướng dẫn người lao động cách chăm sóc lan, từ tưới nước, phun thuốc, thậm chí còn truyền kinh nghiệm nhân giống lan cho chúng tôi. Có nhiều hộ trên địa bàn huyện Lương Sơn đến học hỏi kinh nghiệm trồng lan, anh Hiệu sẵn sàng chia sẻ. Nhờ vậy, nhiều người dân địa phương đã giàu lên từ trồng lan.


Thu Thủy


Các tin khác


Bí thư chi Đoàn làm giàu từ mô hình Vườn hoa cây cảnh

(HBĐT) - Ở xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ), ai cũng biết nhà vườn Hà Thắng - cơ sở kinh doanh của anh Dương Văn Thắng. Ông chủ của nhà vườn cũng là Bí thư chi Đoàn thôn Đồi Chùa. Không những năng nổ, nhiệt huyết trong các hoạt động, phong trào Đoàn, anh Thắng còn sở hữu mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Bí thư chi bộ tiêu biểu

(HBĐT) - Đồng chí Đặng Văn Vĩnh, Bí thư Chi bộ Văn phòng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh là người thân thiện, hoà nhã với đồng nghiệp, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến trong công việc.

Tuổi trẻ huyện Kim Bôi hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh lần thứ II

(HBĐT) - Huyện Đoàn Kim Bôi vừa chỉ đạo toàn bộ Đoàn xã, thị trấn trên địa bàn đồng loạt tổ chức các hoạt động ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh lần thứ II, năm 2020 với những hoạt động thiết thực, phù hợp.

Chị Nhung làm giàu từ mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand

(HBĐT) - Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội viên phụ nữ Quách Thị Hồng Nhung, Chi hội xóm Ban Rừng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand tại chính mảnh đất quê hương.

"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"

(HBĐT) - Đó không phải là khẩu hiệu, mà là thực tế đang diễn ra sống động tại xóm Nam Hòa 2, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) với vai trò quan trọng của người đứng đầu cấp ủy cơ sở: đồng chí Trần Ngọc Sơn, người đã được tin tưởng bầu chọn là Bí thư chi bộ, Trưởng xóm Nam Hòa 2 ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay.

Kỹ sư lâm nghiệp về quê... nuôi ruồi

(HBĐT) - Với nhiều người, ruồi là loài côn trùng gần như vô dụng và chẳng mấy sạch sẽ. Vì vậy, ít ai nghĩ rằng, chàng kỹ sư 9X sống giữa trung tâm TP Hòa Bình lại có thể khởi nghiệp từ nghề nuôi ruồi. Chàng trai đó là Nguyễn Trung Hùng, kỹ sư lâm nghiệp 25 tuổi, ở khu Thủy sản, phường Phương Lâm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, Hùng trở về nhà để tiếp tục ôn thi cao học. Khoảng thời gian này đã tạo cho Hùng nhiều cảm hứng để thực hiện ý tưởng của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục