(HBĐT) - Vì nhiệm vụ, họ tạm xa gia đình, bất chấp hiểm nguy để điều trị cho những người nhiễm Covid-19. Mặc dù cuộc chiến chống dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhưng đóng góp của những người hùng áo trắng cho cộng đồng vô cùng đáng trân trọng.



Cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm thủ tục đón tiếp và cách ly công dân trở về từ Angola.

Trắng đêm với người bệnh

Bệnh nhân 401 đã được điều trị khỏi Covid-19 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tận mắt chứng kiến những nhọc nhằn, vất vả mà các y, bác sỹ trải qua, chúng tôi mới thấm thía sự khắc nghiệt, nhọc nhằn và nỗ lực mạnh mẽ của họ. Ngoài lịch sinh hoạt bị đảo lộn với những bữa quên ăn, đêm quên ngủ, họ căng mình trực chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp nhất. Mong ước được chơi đùa với con, được ăn bữa cơm gia đình là một điều xa xỉ đối với họ.

Là người trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân, bác sỹ Hà Lê Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Sau khi tiếp nhận những ca bệnh đầu tiên, chúng tôi phân công thành 3 ca trực. Mỗi ca trực 8 tiếng đồng hồ, gồm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng và y tá. Khi trực ca đêm phải thức để theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe bệnh nhân. Dù cơn hơi ho cũng phải cảm nhận được. Đối với y, bác sỹ không trong ca trực phải ở lại khoa mang đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus. Trong những ngày điều trị, thời tiết luôn nắng nóng nên chỉ mặc bộ bảo hộ vào một lúc là mồ hôi ra rất khó chịu. Không chỉ mặc cả ca trực 8 tiếng đồng hồ, mà các y, bác sỹ, điều dưỡng phải mặc 24/24h để phòng tránh bệnh. Nhưng đây là điều trị cho bệnh nhân nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi quy trình phải tuân thủ nghiêm ngặt. Để "chặn” được dịch bệnh ra cộng đồng thì công tác dự phòng rất quan trọng. Nhiều y, bác sỹ đã thức trắng đêm kiểm soát ở các chốt, xét nghiệm khi có đoàn cách ly về tỉnh…

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Từ khi có dịch, công việc của cán bộ khoa gấp thêm nhiều lần ngày thường. Chuyện làm thông ca, nửa đêm mới về nhà không phải là lạ nữa. Mỗi khi có đoàn cách ly về đêm, cán bộ trực đón kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, làm hồ sơ, báo cáo… gần sáng mới xong. 15 cán bộ của Khoa mấy tháng nay lúc nào cũng căng mình làm việc để đáp ứng công tác phòng dịch. Khoa đã chủ động điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần; điều tra dịch tễ các trường hợp nghi nhiễm; tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và phòng dịch kịp thời.

Lá thư từ phòng cách ly

Không mấy ai hiểu được công việc, nỗi lòng của y, bác sỹ, điều dưỡng khi làm việc trong những bức tường cách ly, chỉ có những người bệnh mới hiểu họ. Trong thư cảm ơn của bệnh nhân 398 từ Liên bang Nga trở về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tôi thật sự bất ngờ, hoang mang khi nhận được tin mình dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng các bác sỹ đã tiếp xúc, trò chuyện xua tan những lo âu bằng tinh thần lạc quan. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự lo lắng của các y, bác sỹ, điều dưỡng bởi vì nhiệm vụ, công việc mà họ phải xa gia đình, xa các con. Thay vào những bữa cơm gia đình là những bữa cơm hộp. Đó là sự hy sinh rất lớn lao.

Còn bệnh nhân 399 cho hay: Hôm đầu tiên vào khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tôi có chút bất ngờ, vì vào viện mà lại cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi đến vậy. Chúng tôi là những bệnh nhân Covid-19 bị mọi người tránh tiếp xúc. Nhưng khi vào viện cảm giác như một gia đình, các y, bác sỹ coi bệnh nhân như người thân. Tôi cảm thấy không còn cô đơn, không còn bị xa lánh. Còn nhớ khi vào viện hỏi chị Bích có sợ Covid-19 không? Chị trả lời ngay: Các chị không sợ, các em cứ yên tâm chữa trị, đã có các anh, chị ở đây. Anh Cường là Trưởng khoa nhưng rất gần gũi với bệnh nhân và các anh chị em trong khoa. Không thấy được khoảng cách cấp trên với cấp dưới. Anh Toàn ít nói nhưng khi bệnh nhân có vấn đề gì thì luôn sát sao, quan tâm và giúp đỡ. Như hôm tôi bị đau mắt, anh đã hội chẩn ngay cùng bác sỹ khoa mắt để có phương pháp điều trị. Chị Quỳnh, một người phụ nữ vất vả. Chồng đi công tác xa nhà, chị lại phải chống dịch, xa con nhỏ. Chị nhân viên tận tụy chăm sóc bệnh nhân ngày 3 bữa, phòng sạch sẽ, quần áo luôn thơm tho...

Lời cuối bức thư, bệnh nhân mong muốn dịch bệnh sớm qua mau, chúc Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh và cám ơn đội ngũ y, bác sỹ, những người hùng của đất nước trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19.


Việt Lâm


Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục