Có nhiều sáng kiến, giải pháp cho sản xuất nông nghiệp



Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh

Giai đoạn 2015-2020, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh(Sở NN&PTNT tỉnh) đã chủ trì soạn thảo, tham gia soạn thảo 6 nghị quyết của Tỉnh ủy và quyết định của UBND tỉnh về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Ở mọi nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Hồng Yến đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra. Luôn bám sát cơ sở, chủ động trong công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng, không để đối tượng sâu bệnh bùng phát thành dịch đối với sản xuất trồng trọt. Đồng chí còn chủ trì triển khai hệ thống thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; huy động các nguồn vốn trang bị trên 2.000 thùng thu gom, góp phần cải thiện đáng kể môi trường khu vực sản xuất trồng trọt trọng điểm của tỉnh. Chủ biên tham gia biên soạn 7 cuốn sách và sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh trên các cây trồng chính của tỉnh.

Đặc biệt, trong giai đoạn, đồng chí đã chủ trì và tham gia thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 4 đề tài cấp Bộ và cấp tỉnh (chủ trì 3 giải pháp), có 1 giải pháp được công bố trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2016. Các giải pháp có tính ứng dụng cao. Liên tục nhiều năm, đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua (CSTĐ) cấp cơ sở. Năm 2017, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Năm 2019 được tặng danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh. 5 năm qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng 5 bằng khen về các hoạt động công tác khác nhau. Năm 2016 được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc.


Nữ doanh nhân luôn giữ hai chữ tâm - tài



Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận(thành phố Hòa Bình)

Với xuất phát điểm từ một cửa hàng đại lý buôn bán nhỏ, bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận(thành phố Hòa Bình) đã gây dựng và thành lập nên Công ty CP thương mại Định Nhuận phát triển như hiện nay. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, công ty có hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu rộng khắp từ thành phố đến các điểm vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, cùng hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị. Công ty tạo việc làm cho gần 200 lao động với thu nhập ổn định, bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Giám đốc Phạm Thị Nhuận còn là tấm gương tiêu biểu làm việc thiện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. 5 năm qua, công ty đã ủng hộ trên 1 tỷ đồng cho các hoạt động tặng quà Tết cho người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ... Cá nhân bà Phạm Thị Nhuận được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào thi đua thực hiện tốt chính sách pháp luật Thuế năm 2017; phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn 2009-2019.


Mở lối làm du lịch để người Mông thoát nghèo


  
Chị Sùng Y Múa ở xóm Hang Kia, xã Hang Kia(huyện Mai Châu)

Trước đây, nhận thức về vấn đề cho khách du lịch lưu trú ở 2 xã đồng bào dân tộc Mông Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) còn hạn chế. Nhận thấy quê mình có tiềm năng về phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác và làm đúng cách, chị Sùng Y Múa ở xóm Hang Kia, xã Hang Kia đã tích cực tìm hiểu thông tin về làm du lịch tại các vùng đồng bào khác, mạnh dạn bàn bạc với gia đình trước khi hiện thức hóa ý tưởng xây dựng điểm du lịch homestay.

Hiện, chị đã trở thành chủ Homestay Y Múa với 2 nhà du lịch cộng đồng, đảm bảo 66 chỗ ngủ và 2 chòi riêng. Homestay tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, thu nhập ổn định trên 3 triệu đồng/người/tháng. Homestay Y Múa được khách du lịch yêu thích bởi không gian mộc mạc, gần gũi thiên nhiên và ẩm thực, giữ trọn bản sắc văn hóa người Mông. Cá nhân chị Múa đã không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển điểm du lịch cộng đồng. Năm 2019, chị được Sở VH-TT&DL tặng giấy khen về thành tích tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Các tin khác


Người Giám thị tâm huyết với "nghề gieo mầm thiện"

(HBĐT) - Tốt nghiệp trung học cảnh sát, năm 1989, đồng chí Ngô Nguyên Ngọc được phân công nhiệm vụ Cảnh sát khu vực Công an phường Phương Lâm, phường trung tâm tỉnh lỵ Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hoà Bình). 

Bài học thành công từ những người có tư duy “ngược”

(HBĐT) - Đừng "trói” mình với một con đường lập nghiệp duy nhất, hãy nghĩ khác, thậm chí là đi ngược lại với những tư duy thông thường. Đó là điều chúng tôi đúc kết khi được gặp gỡ với những gương sáng đã lập nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyện về người có uy tín ở xóm Ngheo

(HBĐT) - Sau nhiều năm được giao làm cán bộ chủ chốt UBND xã, ông Bùi Văn Thụ về nghỉ chế độ và được Nhân dân xóm Ngheo, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) bầu chọn là người có uy tín. Với vai trò và uy tín của mình, ông đã tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn TTATXH ở khu dân cư.

Thay nạn nhân tố cáo hung thủ

(HBĐT) - Sau khi tốt nghiệp trung cấp Y Hòa Bình, đầu năm 1992, Phạm Quang Ngọc về công tác tại quê hương Mường Động - Kim Bôi. Anh được phân công làm Trạm trưởng trạm y tế Thượng Tiến (cũ), trực tiếp điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương. Đến năm 2008, anh rời quê đầu quân cho đội ngũ pháp y Công an tỉnh tại Phòng Kỹ thuật Hình sự. Anh được các đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm như: Trưởng phòng Nguyễn Văn Hòa, bác sỹ pháp y Vũ Sơn Hùng, Đỗ Đình Nhường... dìu dắt. Anh nhanh chóng tiếp cận với công việc đầy khó khăn, gian khổ này.

Vũ Hồng Dũng - đảng viên trẻ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

(HBĐT) - (HBĐT) - Sinh năm 1983, hiện là chủ cửa hàng điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ lớn nhất, nhì thị trấn Bo (Kim Bôi), đảng viên trẻ Vũ Hồng Dũng là tấm gương tiêu biểu năng động, sáng tạo, nhạy bén phát triển kinh tế. Cửa hàng điện thoại di động Dũng Nhung Mobile do anh Dũng làm chủ cho doanh thu mỗi tháng trên 500 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 8 nhân viên, thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Già Sùng A Sa và hành trình xây dựng nếp sống văn minh ở Pà Cò

(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) gồm nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó, có nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, bằng cái lý đầy tình người của già Sùng A Sa, những phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước được đẩy lùi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục