(HBĐT) - "Mẹ Thanh” là tiếng gọi đầy thân thương, trìu mến mà học sinh qua các niên khóa của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) dành cho cô Nguyễn Thị Hồng Thanh. Cô là người giáo viên mang trong mình sự nhiệt huyết, một trong những điển hình giáo viên dạy giỏi và là người mẹ thứ hai trong lòng nhiều học sinh.



Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) hướng dẫn học sinh ôn tập môn lịch sử.

Theo chia sẻ của cô Thanh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã có ước mơ sau này trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng, truyền đến cho học trò niềm đam mê và tri thức. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh được phân công về giảng dạy tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, bằng sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, cô học cách nắm bắt tâm lý học sinh, trau dồi thêm kiến thức, cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức tiết học phong phú, sao cho những bài học và kiến thức lịch sử trở nên thú vị mà không khô khan, khó ghi nhớ.

Em Tùng Dương, học sinh lớp 11 chuyên Sử chia sẻ: "Mẹ Thanh có giọng kể chuyện lịch sử rất hay và lôi cuốn. Trong tiết học của mẹ, chúng em không có cảm giác buồn ngủ và khó khăn khi phải học thuộc hay ghi nhớ các nhân vật, sự kiện. Mẹ xâu chuỗi các sự kiện lịch sử lại với nhau và thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tư duy, giúp chúng em bao quát được lượng kiến thức lớn một cách đơn giản. Bên cạnh đó, khi kể các câu chuyện lịch sử, mẹ như người dẫn chuyện khiến chúng em như sống trong từng thước phim lịch sử hào hùng. Tiết học của mẹ chúng em rất hào hứng, mong chờ và không sợ môn lịch sử nữa. Ngoài giờ học, mẹ còn hay trò chuyện cùng chúng em, gần gũi như chính người thân ruột thịt, vì thế mà chúng em hay gọi cô là mẹ Thanh”.

Với lòng yêu nghề và sự tận tâm, tận tụy, cô giáo Thanh luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua dạy và học do ngành phát động, cùng với cán bộ, giáo viên trong trường đưa chất lượng dạy và học lên cao. Năm đầu tiên về giảng dạy ở trường, cô được ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách đội tuyển lịch sử lớp 11. Năm sau đó, cô tiếp tục lãnh đội tuyển sử của tỉnh tham dự kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia và đạt 4 giải nhì, 1 giải ba. Thành tích của cô và trò đã khiến nhà trường liên tục giao niềm tin ở những năm tiếp theo.

Hơn 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh đã góp phần không nhỏ cho thành tích bồi dưỡng HSG của trường nói riêng và của tỉnh nói chung, với 1 giải nhất, 21 giải nhì, 45 giải ba, 32 giải khuyến khích cấp quốc gia; hàng nghìn giải HSG cấp tỉnh, hàng trăm huy chương các loại trong các kỳ thi Olympic khu vực. Ngoài ra, cô còn đạt được những danh hiệu cao quý như: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; giáo viên dạy giỏi; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ và cô đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.

Thầy giáo Bùi Văn Đường, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ nhận xét: "Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh là một giáo viên giỏi, hâm huyết, yêu nghề. Cô luôn đảm nhận tốt nhiệm vụ được phân công, tích cực tham gia thi đua giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đạt nhiều thành tích cao trong toàn ngành”.

Say nghề và yêu thương học trò, cô Thanh đã trở thành nhà giáo mẫu mực, là bông hoa tươi đẹp của ngành GD&ĐT, cống hiến hết mình cho sự nghiệp "trăm năm trồng người” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Mai Anh

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục