(HBĐT) - Tìm hiểu kỹ lĩnh vực dự định đầu tư, biết tính toán, mạnh dạn vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay… Đó là những kinh nghiệm thành công của nhà nông trẻ 9X- Bùi Văn Vy, xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).


Sinh ra trong gia đình thuần nông, tốt nghiệp phổ thông, Bùi Văn Vy lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương, Vy luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên mảnh đất quê hương. Vốn là thanh niên chịu khó, ham học hỏi, đã tìm hiểu nhiều phương thức làm ăn và đi đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi gà thịt. Nghĩ là làm, năm 2016, Vy cùng ba người họ hàng đồng trang lứa đầu tư hơn 100 triệu đồng làm trang trại nuôi gà với quy mô hơn 4.000 con.


Bùi Văn Vy ngoài cùng (bên phải) trao đổi kinh nghiệm phát triển trang trại chăn nuôi đến ĐV-TN trên địa bàn.

Vy chia sẻ: Những ngày đầu khởi nghiệp, tôi tham việc lắm. Cứ nghĩ mọi thứ có thể làm được là tôi tự tay mày mò, tìm hiểu bắt tay triển khai ngay. Thức ăn cho đàn gà trong trang trại cũng được sản xuất bắt đầu từ sự tham việc đó. Với định hướng phát triển là cung cấp ra thị trường sản phẩm thịt gà sạch, do vậy, trong quá trình chăn nuôi, tôi luôn chú trọng khâu thức ăn.

Nhận thấy các nguyên liệu tự nhiên như: thóc, ngô, sắn… rất sẵn, Vy bàn với những người cùng góp vốn tìm cách sản xuất, tích trữ thức ăn phục vụ chăn nuôi. Vốn liếng ít nên Bùi Văn Vy làm gì cũng phải chắc chắn. Thí điểm thành công rồi mới nhân rộng. Với loại thức ăn có công thức riêng, lứa gà đầu tiên xuất bán chắc thịt, ít nhiễm bệnh… là "trái ngọt” khích lệ anh tiếp tục phấn đấu, thêm niềm tin vào hướng đi của mình.

Tuy nhiên, Bùi Văn Vy cũng nhận thức rất rõ: Để chăn nuôi hiệu quả cần kiểm soát đầu vào và đầu ra, vì nuôi gà có thể chuyển từ lãi thành lỗ rất nhanh. Chỉ cần đến thời điểm xuất chuồng mà chưa bán được, mỗi ngày 1.000 con gà sẽ ăn vào tiền lãi khoảng 1 triệu đồng. "Đây là điều tôi đã học được trong quá trình đi thăm quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi gà quy mô lớn”- Vy cho biết. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay nhóm đặt ra đó là kết nối với các đầu mối làm giống, thuốc men và đặc biệt tiêu thụ gà thịt.

Hơn 20 tuổi, khi bạn bè cùng trang lứa còn loay hoay với "bài toán” khởi nghiệp, Bùi Văn Vy đã bước đầu có hướng đi đúng cho mình. Tuy nhiên, chàng trai 9X đã từng trải qua quân ngũ này rất khiêm tốn và suy nghĩ thận trọng về con đường phía trước: Làm nông nghiệp, lời lãi chỉ có thể tính từng năm một. "Hiện, tôi chưa dám nói mạnh vì cả năm vừa rồi thu được khoảng trên 300 triệu đồng, chủ yếu để tiếp tục đầu tư. Song một điều tôi có thể khẳng định, chỉ cần có đam mê, thanh niên sẽ tìm được hướng lập thân, lập nghiệp đúng đắn cho mình”.


                                                                              Hải Yến

Các tin khác


“Quả ngọt” từ mảnh đất đồi dốc, sỏi đá

(HBĐT) - Tốt nghiệp cấp III, Hà Minh Vương ở xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC là con đường lập nghiệp. Được bố mẹ ủng hộ, Vương cùng gia đình bắt tay vào "công cuộc” cải tạo 2 ha đất dồi dốc, sỏi đá dưới chân núi thành vườn cây trái xanh tốt.

Bài 2: Dốc lòng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau khi "thắp lên ngọn lửa” cho diện mạo công nghiệp của tỉnh, doanh nhân Vũ Duy Bổng tiếp tục dành nhiều tâm sức, nguồn lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mong muốn góp sức khai thác tiềm năng lợi thế tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.

Tư duy, cách làm mới trong lĩnh vực công nghiệp - du lịch

(HBĐT) - Bằng tầm nhìn, tư duy dài hạn, ý chí và nghị lực dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản An Thịnh Hòa Bình đã biến những bất lợi, khó khăn, thành lợi thế tạo bước "đột phá” đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, ông tiếp tục dành tâm lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên sự thay đổi về chất của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, theo đuổi định hướng, mong muốn góp sức xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.

Khởi nghiệp từ trồng cam

(HBĐT) - Trước năm 2012, với 2 ha đất đồi dốc, gia đình Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) trồng keo mất 5 - 7 năm chỉ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trước thực trạng đó, cô gái sinh năm 1994 Bùi Thị Tâm với khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương đã không ngừng học hỏi, tìm tòi trồng cây gì cho phù hợp với đất đồi quê nhà. Sau thời gian trồng thử nghiệm nhiều giống cây, Tâm nhận thấy cây cam phù hợp với đất đồi nên đã quyết định trồng cam với hình thức xen nhiều giống cam khác nhau.

Thành công từ cách làm khác, nghĩ khác

(HBĐT) - Có 2 ha đất nhưng Bùi Văn Tươi, Bí thư Đoàn xã Dũng Phong (Cao Phong) không tập trung vào cây cam giống như những người dân trong vùng mà anh đã mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn, gấc nếp, gừng, mía tím vào canh tác. Với cách nghĩ, cách làm khác, Bùi Văn Tươi đã có những mô hình phát triển kinh tế thành công...

Người dũng cảm trồng cây “đặc sản” ở Mường Vang

(HBĐT) - Mảnh đất rộng hơn 2 ha nằm giữa xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn của anh Hoàng Thanh Giang có vị trí đắc địa. Đất bằng phẳng, có đường giao thông, điện, nước thuận tiện. Đây là yếu tố quan trọng để làm nông nghiệp. Anh Giang đã không chọn cây bưởi, cam, chanh để trồng mà chọn cây dổi. Một loại cây đặc sản nhưng phải chờ "mỏi mắt” mới được thu hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục