(HBĐT) - Lên xã Quyết Chiến (Tân Lạc) lần này, người chúng tôi hẹn gặp là chị Đinh Thị Quyết, Chủ nhiệm HTX Quyết Chiến. HTX mới được thành lập nhưng ngày nào cũng cung cấp cho thị trường Hà Nội và Vĩnh Phúc hàng tấn rau hữu cơ.


Chị Đinh Thị Quyết chuẩn bị rau su su mang đi tiêu thụ tại chợ đầu mối ở TP Hà Nội.

 

Nằm trên độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, vùng Quyết Chiến có khí hậu mát mẻ, phù hợp với nhiều loại rau, màu. Từ nhiều năm trước, một số công ty đã "nhắm” vùng đất này đến trồng rau, hoa và coi đây như một "Đà Lạt thu nhỏ”.

Với những ưu thế đó, thời gian qua, nhiều dự án của Sở NN&PTNT và các tổ chức khác đầu tư, hỗ trợ bà con vùng cao nơi đây trồng rau hữu cơ. Với mong muốn chuyển đổi cây trồng hiệu quả, chị Đinh Thị Quyết ở xã Quyết Chiến cũng như nhiều hộ khác đã tích cực tham gia các dự án. Chị Quyết chia sẻ: ở vùng đất này từ nhiều đời nay chỉ trồng rừng và trồng ngô, cây màu. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thấp và rất khó có thể thoát nghèo. Sau khi được tuyên truyền, tổ chức tập huấn, tôi đã tham gia trồng rau trên diện tích gần 5.000m2 của gia đình. Tham gia dự án, chúng tôi được các tổ chức hỗ trợ về giống, vốn và quan trọng nhất là được tiếp cận kỹ thuật tiên tiến về canh tác rau của các chuyên gia, được học hỏi kỹ thuật từ nhiều vùng khác nhau. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và xác định hướng đi của mình. Trong các loại rau đưa vào trồng ở đây, rau su su là cây trồng phù hợp nhất. Phù hợp về khí hậu, điều kiện và tập quán canh tác của bà con vùng cao nơi đây. Cây su su trồng đơn giản, chăm sóc ít, thời gian thu hoạch dài nên bà con thường xuyên có thu nhập.

Khi đã làm ra sản phẩm, các tư thương lên mua. Sau một thời gian quen mối các tư thương liên tục ép giá với nhiều lý do khác nhau: Lúc thì đường khó đi, xăng dầu tăng giá, lúc thì người tiêu dùng không thích ăn, tiêu thụ chậm… Dần dần giá giảm đến mức người trồng cũng không có công. Bà con bắt đầu chán trồng su su. Lúc đó, chị Quyết về các chợ đầu mối ở TP Hòa Bình, Hà Nội tìm mối tiêu thụ. Sau thời gian tìm hiểu thị trường, chị mới biết rằng việc tiêu thụ rau vẫn bình thường. Nhiều người vẫn thích ăn rau su su, giá bán cho người tiêu dùng vẫn thế. Chỉ có điều là các tư thương trung gian cố tình ép giá để lấy lợi. Chị tìm đến đầu mối ở các chợ bán hàng trực tiếp cho họ. Khi đã có các mối hàng chị đứng lên thu mua của bà con rồi thuê xe mang về Hà Nội.

Chị Quyết cho biết: Ngoài trồng hơn 5.000 m2 rau của gia đình, tôi còn thu mua của bà con. Khi bà con đã tin tưởng bán hàng cho mình rồi thì họ cần là thu mua sản lượng, giá cả ổn định. Khi giao hàng cho các đầu mối tuy không bị trung gian ép giá nhưng thỉnh thoảng vì lý do khách quan giá đầu ra thấp. Để có hàng ổn định, tôi vẫn phải chịu lỗ hoặc hòa vốn. Như vậy bà con mới yên tâm tiếp tục trồng.

Chia sẻ những kinh nghiệm về trồng rau hữu cơ, chị Quyết cho biết thêm: Không như nhiều vùng đất khác, cây su su ở đây được thu hoạch gần như quanh năm. Vùng đất xung quanh bao bọc bởi núi đá nên ít phải tưới, chỉ bón phân chuồng. Cây hợp đất không có sâu bệnh, việc làm hữu cơ cũng đơn giản.

Với suy nghĩ để rau trở thành cây thoát nghèo ở vùng cao Tân Lạc, nhiều người biết rau Tân Lạc hơn nữa, bà con cần được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật nhiều hơn, cần có một tổ chức liên kết các hộ cùng sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ… nên HTX Quyết Chiến được thành lập. Chị Đinh Thị Quyết được bầu làm chủ nhiệm HTX. Khi thành lập đã có 30 hộ tham gia với quyết tâm: "Chỉ có cách trồng rau sạch, rau hữu cơ, mới có chỗ đứng trên thị trường”. Ngoài trồng su su, hiện nay, HTX Quyết Chiến được hỗ trợ trồng củ cải và bắp cải trái vụ. Tuy chưa có nhiều sản phẩm nhưng bước đầu trồng thử nghiệm thành công đã mở ra hướng mới cho HTX. Ngồi nhìn những chuyến xe su su chở về xuôi, tôi thấy vui vì những thành quả đầu tiên của HTX Quyết Chiến. Cô chủ nhiệm HTX tỏ ra khiêm tốn: "Tôi vẫn chưa làm được gì nhiều đâu, đây mới chỉ là khởi đầu thôi”.

 

                                                     Việt Lâm

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục