(HBĐT) - Bằng tầm nhìn, tư duy dài hạn, ý chí và nghị lực dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản An Thịnh Hòa Bình đã biến những bất lợi, khó khăn, thành lợi thế tạo bước "đột phá” đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, ông tiếp tục dành tâm lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên sự thay đổi về chất của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, theo đuổi định hướng, mong muốn góp sức xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.
Bài 1: Biến bất lợi thành lợi thế, tạo "đột phá”
phát triển công nghiệp
KCN Lương Sơn do Công ty CP BĐS An Thịnh sau đây gọi
là (An Thịnh) đầu tư là KCN hoạt động hiệu quả, chứng tỏ là điểm nhấn trong thu
hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh, đóng góp quan trọng vào nâng cao
giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế địa phương.
Cách đây mười mấy năm, khi đặt chân và quyết định đầu
tư vào dự án hạ tầng KCN Lương Sơn, bức tranh công nghiệp của tỉnh như chưa có
gì. Vùng đất Lương Sơn vẫn còn yên ả. Bức tranh công nghiệp của tỉnh nhỏ bé,
giá trị sản xuất chỉ tập trung ở vài nhà máy xi măng lò đứng, mấy chục cơ sở
sản xuất chổi chít, vật liệu xây dựng… Cả tỉnh chỉ có vài doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động ở khu vực bờ trái sông Đà.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và ông Vũ
Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh Hòa Bình thăm dự án may xuất khẩu
Midori tại KCN Lương Sơn.
Nhiều người nói, Hòa Bình khó có thể đi lên bằng công
nghiệp. Thế nhưng ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh lại có cách
suy nghĩ khác và đã nhìn nhận được những cơ hội đầu tư vào dự án hạ tầng KCN
Lương Sơn. ông tâm sự: Để phát triển công nghiệp, tỉnh đứng trước nhiều khó
khăn. Đó là xuất phát điểm thấp, hạ tầng chưa đồng bộ, không có đường sắt,
đường sông, cảng, sân bay. Đúng là tỉnh không có nhiều lợi thế so sánh để thu
hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Chẳng hạn như KCN Vĩnh Phúc có hạ tầng đồng bộ, nhiều khu, điểm công
nghiệp xung quanh, thuận lợi về giao thông và một số KCN khu vực Hà Tây cũ… Thế
nhưng, tỉnh cũng có những lợi thế cơ bản để phát triển công nghiệp. Thứ nhất là
lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở như: TN&MT, KH&ĐT, Xây dựng, Công
Thương. LĐ-TB&XH; chính quyền huyện Lương Sơn tâm huyết muốn phát triển
công nghiệp bền vững. Cùng với đó là tỉnh có hệ thống cơ sở đào tạo lao động cơ
bản, nguồn lao động dồi dào phục vụ các dự án phát triển công nghiệp.
Khảo sát môi trường đầu tư của tỉnh và quyết định đầu
tư vào dự án KCN Lương Sơn từ những năm 2000, ông Vũ Duy Bổng đã nhìn nhận: Dự
án KCN Lương Sơn chỉ có thể thành công khi thực hiện những giải pháp "đột phá”
biến khó khăn, bất lợi thành lợi thế. Với nguồn lực tài chính mạnh, tranh thủ
tối đa sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, ông Vũ Duy Bổng đã tập
trung chỉ đạo thực hiện bước đột phá về đầu tư hạ tầng KCN Lương Sơn theo hướng
đồng bộ, hiện đại. Thực hiện dự án KCN từ năm 2005, chỉ sau 2 năm, An Thịnh đã
hoàn thành giải phóng mặt bằng, tiến hành đầu tư hạ tầng KCN có quy mô 230 ha.
Trong đó đã hoàn thành giai đoạn 1 diện tích 71 ha, được đầu tư hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ. Đặc biệt, KCN Lương Sơn là một trong số không nhiều KCN lúc đó
có trạm xử lý nước thải, công suất 3.000 m3/ngày, đêm, sử dụng công nghệ tiên
tiến. Đây là yếu tố quan trọng để mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước
ngoài xem xét, nghiên cứu đầu tư.
Bước đột phá tiếp theo mà An Thịnh thành công đó là
thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, cải thiện chất lượng dịch vụ
doanh nghiệp. An Thịnh đã tập hợp được đội ngũ cán bộ, viên chức có chuyên
ngành lĩnh vực kinh doanh, được đào tạo bài bản và có bề dày kinh nghiệm chuyên
sâu, làm việc trong môi trường thuận lợi, gắn trách nhiệm với cơ hội thăng
tiến, đãi ngộ cao để họ phát huy khả năng sở trường, hiến kế các giải pháp hữu
ích trong kinh doanh. An Thịnh đã thực hiện tốt nguyên tắc coi các doanh
nghiệp, nhà đầu tư chính là doanh nghiệp mình, tập trung tháo gỡ khó khăn cùng
đồng hành phát triển.
Qua đó, các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài
có thể làm việc qua gmail, tìm hiểu chính sách hỗ trợ; các thủ tục hành chính,
thủ tục đầu tư; hướng dẫn lập dự án đầu tư hoặc thuê tư vấn để lập hồ sơ dự án,
thiết kế cơ sở; hỗ trợ nhà đầu tư liên hệ với Ban quản lý các KCN và các sở,
ngành liên quan làm các thủ tục đầu tư như: phê duyệt dự án, cấp chứng nhận đầu
tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…trong thời gian ngắn nhất, cũng như
hỗ trợ nhà đầu tư tối đa về cơ sở hạ tầng và tiện ích KCN. Bên cạnh đó, Công ty
chú trọng công tác xúc tiến đầu tư, tập trung ở các thị trường Nhật Bản, Hàn
Quốc để giới thiệu chính sách ưu đãi, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào KCN.
Với định hướng đúng đắn, tầm nhìn dài hơi và chiến
lược kinh doanh bài bản, quy tụ được sức mạnh tập thể, trong một môi trường làm
việc văn minh, làm nền tảng cho sự phát triển. KCN Lương Sơn được đầu tư hiện
đại và đồng bộ, đã trở thành điểm nhấn trong thu hút đầu tư của tỉnh. Hầu hết
các dự án đầu tư, nhất là các dự án của doanh nghiệp nước ngoài triển khai bảo
đảm tiến độ và đi vào hoạt động hiệu quả tại KCN Lương Sơn đang tạo ra những
sản phẩm công nghiệp mới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông, may mặc,
cơ khí, chế tạo phụ tùng ô tô, nhôm kính, xây dựng, đóng góp vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Đến nay, KCN Lương Sơn đã thu hút được 26 dự án
(bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Lương
Sơn), trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 70,6% các dự án FDI
đầu tư vào các KCN trong tỉnh với tổng số vốn đăng ký 232,4 triệu USD và 14 dự
án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 2.690,2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong KCN Lương Sơn khá ổn định và hiệu quả, các chỉ tiêu
về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước tăng cao so với năm trước, giải
quyết việc làm cho trên 10 nghìn lao động (trong đó 85% là lao động địa
phương), tạo nên diện mạo mới cho công nghiệp của tỉnh.
ông Vũ Duy Bổng tâm sự: Cái được lớn nhất mà Công ty
có không những là các dự án đang triển khai có những tín hiệu lạc quan mà là
những giá trị nền tảng, coi con người là trọng tâm cho sự phát triển, xây dựng
môi trường làm việc cạnh tranh văn minh trên là tinh thần hợp tác và luôn lắng
nghe những đóng góp đầy thiện chí của các đối tác trong và ngoài nước, các
doanh nghiệp đầu tư thứ phát trong khu công nghiệp.
Với những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh
doanh và chăm lo cho an sinh xã hội, Công ty An Thịnh đã vinh dự được trao tặng
nhiều phần thưởng cao quý của các tổ chức T.ư, của tỉnh vinh danh: Là một trong
số không nhiều doanh nghiệp 2 lần nhận giải thưởng Sao vàng Đất việt, Sao đỏ,
doanh nhân văn hóa, doanh nghiệp vì cộng đồng, phong cách doanh nhân, doanh
nghiệp doanh nhân hội nhập, xứng đáng là doanh nghiệp vừa có tầm, vừa có tâm,
góp phần tích cực cho quê hương Hòa Bình phát triển.
(Còn nữa)
Lê Chung
Bài 2: Dốc lòng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa
Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình