(HBĐT) - Về xã Thanh Nông (Lạc Thủy) ai cũng tấm tắc dành lời ca ngợi về ý tưởng làm giàu độc và lạ của anh Nguyễn Thế Hùng hay còn gọi "Hùng dế” ở xóm Vai. Theo người dân Thanh Nông, anh Hùng có ý tưởng làm giàu rất sáng tạo và mạo hiểm khi đầu tư vốn để nuôi dế. Chính loài côn trùng này đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh. Chúng tôi không khỏi tò mò tìm đến nhà anh "Hùng dế”, thật bất ngờ người đàn ông tay chân đầy dầu, mỡ đang loay hoay sửa xe máy chính là anh "Hùng dế”.


Ý tưởng làm giàu độc và lạ

Trong khi người dân xã Thanh Nông tích cực đầu tư vốn để trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, bưởi... thì anh Nguyễn Thế Hùng, xóm Vai lại mạnh dạn đầu tư vào nuôi côn trùng. Anh Hùng chia sẻ: Nghề chính của tôi là sửa xe máy nhưng hiện nay, công việc hơi khó khăn do nhiều cửa hàng mới mở ra, vào những lúc không có khách, tôi lên mạng Internet nghiên cứu và tìm hiểu về các loài côn trùng khác nhau. Nhận thấy không cần nhiều diện tích làm chuồng trại, vốn đầu tư ít nên tôi quyết tâm thử sức với nghề nuôi côn trùng để tận dụng diện tích trống bỏ không đằng sau nhà. Lúc đầu, khi đưa ra ý tưởng bàn bạc, tôi bị gia đình phản đối kịch liệt vì mọi người nghĩ dế là loài côn trùng liệu thị trường có nhu cầu tiêu thụ hay không. Trước nhiều ý kiến phản đối nhưng tôi quyết dành tâm huyết gắn bó với loài côn trùng. Ban đầu, tôi định đầu tư nuôi rắn mối nhưng sau một thời gian nuôi thử nghiệm thấy dế sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tôi chuyển sang nuôi dế.


Anh Nguyễn Thế Hùng, xóm Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) chăm sóc dế.

Tháng 9/2016, anh Hùng đầu tư 40 triệu đồng làm chuồng trại và mua con giống. Anh đóng 15 chuồng được làm bằng gỗ ép công nghiệp. Con giống anh mua tại trang trại côn trùng Thành Tâm, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Về quá trình chăm sóc loài dế, anh Hùng cho biết: Dế là loài côn trùng rất dễ nuôi, chỉ cần sự cần cù, tỉ mỉ và yêu thích chúng. 5 - 7 ngày vệ sinh chuồng trại 1 lần. Nhiệt độ chuồng khoảng 25 - 300C là dế phát triển tốt nhất. Dế ăn ít, thức ăn của chúng chủ yếu là rau muống, rau lang và cám gà. Thời gian sinh trưởng của dế nhanh, từ khi trứng đến khi nở là 9 ngày, sau 35 ngày nuôi thì bán được. Tuy nhiên, sự sinh trưởng và phát triển của dế phụ thuộc vào thời tiết. Thời điểm dế sinh trưởng và phát triển tốt là từ cuối tháng 3 - tháng 10 âm lịch.

"Hái tiền” từ côn trùng

Sự sáng tạo và mạo hiểm của anh "Hùng dế” đã thành công. Với diện tích đất bỏ không sau nhà, mọi người trong gia đình và hàng xóm không ai ngờ mô hình nuôi dế của anh thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao như vậy. Sau 1 năm thử sức với ý tưởng nuôi côn trùng, từ 15 chuồng, trung bình mỗi chuồng một lứa, xuất bán được khoảng 20 kg. 1kg dế bán giá dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Thị trường dế của gia đình anh chủ yếu do Công ty Thành Tâm thu mua. Ngoài ra, anh cung cấp dế cho các nhà hàng đặc sản của địa phương. Sau khi trừ chi phí đầu tư, sau 1 năm, anh Hùng thu lãi 80 triệu đồng. Anh Hùng dự kiến nhân rộng thêm 10 chuồng nuôi dế vào tháng 10 năm nay.

Sáng tạo, mạo hiểm với ý tưởng làm giàu độc và lạ từ loài côn trùng đã khiến mọi người trên địa bàn xã Thanh Nông khâm phục ý chí và nghị lực của anh "Hùng dế”. Nhiều người dân trong xã đã đến học tập kinh nghiệm để về nuôi thử. Trong xóm Vai, anh Đặng Văn Thanh đã học tập kinh nghiệm chăm sóc và đầu tư vào nuôi dế theo mô hình của anh "Hùng dế”.


Thu Thủy

Các tin khác


Bài 2: Dốc lòng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau khi "thắp lên ngọn lửa” cho diện mạo công nghiệp của tỉnh, doanh nhân Vũ Duy Bổng tiếp tục dành nhiều tâm sức, nguồn lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mong muốn góp sức khai thác tiềm năng lợi thế tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.

Tư duy, cách làm mới trong lĩnh vực công nghiệp - du lịch

(HBĐT) - Bằng tầm nhìn, tư duy dài hạn, ý chí và nghị lực dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản An Thịnh Hòa Bình đã biến những bất lợi, khó khăn, thành lợi thế tạo bước "đột phá” đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, ông tiếp tục dành tâm lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên sự thay đổi về chất của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, theo đuổi định hướng, mong muốn góp sức xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.

Khởi nghiệp từ trồng cam

(HBĐT) - Trước năm 2012, với 2 ha đất đồi dốc, gia đình Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) trồng keo mất 5 - 7 năm chỉ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trước thực trạng đó, cô gái sinh năm 1994 Bùi Thị Tâm với khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương đã không ngừng học hỏi, tìm tòi trồng cây gì cho phù hợp với đất đồi quê nhà. Sau thời gian trồng thử nghiệm nhiều giống cây, Tâm nhận thấy cây cam phù hợp với đất đồi nên đã quyết định trồng cam với hình thức xen nhiều giống cam khác nhau.

Thành công từ cách làm khác, nghĩ khác

(HBĐT) - Có 2 ha đất nhưng Bùi Văn Tươi, Bí thư Đoàn xã Dũng Phong (Cao Phong) không tập trung vào cây cam giống như những người dân trong vùng mà anh đã mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn, gấc nếp, gừng, mía tím vào canh tác. Với cách nghĩ, cách làm khác, Bùi Văn Tươi đã có những mô hình phát triển kinh tế thành công...

Người dũng cảm trồng cây “đặc sản” ở Mường Vang

(HBĐT) - Mảnh đất rộng hơn 2 ha nằm giữa xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn của anh Hoàng Thanh Giang có vị trí đắc địa. Đất bằng phẳng, có đường giao thông, điện, nước thuận tiện. Đây là yếu tố quan trọng để làm nông nghiệp. Anh Giang đã không chọn cây bưởi, cam, chanh để trồng mà chọn cây dổi. Một loại cây đặc sản nhưng phải chờ "mỏi mắt” mới được thu hoạch.

Từ thầy giáo dạy thể dục đến ông chủ trang trại

(HBĐT) - "Em đã từng ước mơ sẽ trở thành giáo viên thể dục, sau đó làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Em mất hơn 6 năm để thực hiện ước mơ này và đã thất bại. Chán chường trở về quê hương Ngọc Lâu, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, mạnh dạn vay vốn, tích cực tìm tòi và chăm chỉ làm ăn, đến nay, em đã có đàn bò sinh sản, hơn 2 ha bưởi cho thu bói và 2 ha mía, thu nhập trừ chi phí còn lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Làm giàu trên quê hương mình vẫn an toàn hơn cả” - Đó là chia sẻ chân tình của thanh niên Bùi Văn Thành xóm Xê 1, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) về chặng đường phát triển kinh tế khá thăng trầm của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục