(HBĐT) - Tốt nghiệp cấp III, Hà Minh Vương ở xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC là con đường lập nghiệp. Được bố mẹ ủng hộ, Vương cùng gia đình bắt tay vào "công cuộc” cải tạo 2 ha đất dồi dốc, sỏi đá dưới chân núi thành vườn cây trái xanh tốt.



Hà Minh Vương, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ trên đồi cao tại trang trại.

Con đường bê tông nhỏ qua xóm Khạ dẫn vào trang trại của gia đình Vương nằm sâu trong núi. Gửi chiếc xe tay ga dưới chân núi để đi bằng xe số mới có thể ngược con dốc cao. Vương bảo, để có con đường đi như hiện nay đã là một trời một vực so với những ngày đầu. Mảnh đất này được bố mẹ Vương mua năm 1992, thời điểm đó chỉ là rừng rậm, khai hoang được một thời gian rồi cũng bỏ vì không có đường vào. Năm 2008, Vương đang học lớp 10, gia đình từ ngoài xóm chuyển vào trong này để làm kinh tế. Việc đầu tiên là mở đường, từ không có đường hình thành con đường nhỏ đá lô nhô luồn lách qua dốc cao, rừng rậm với những xoáy sâu như giao thông hào. Con đường có thể đi xe máy thuận tiện, thoáng rộng như hiện tại là mồ hôi, công sức của cả gia đình, những gian nan, vất vả khó có thể tưởng tượng, hình dung được. Năm 2010, hoàn thành chương trình phổ thông, nhận thấy tiếp tục đi học về cũng khó khăn khi xin việc, trong khi gia đình đất đai sẵn có, Vương quyết định ở nhà làm kinh tế.

Với ưu thế là vùng đất đang phát triển mạnh các loại cây có múi, Vương chọn cam, quýt là những loại cây đầu tiên đưa vào trồng. Toàn bộ diện tích rộng 2 ha nhưng không bằng phẳng mà là đất đồi dốc cao, sỏi đá lẫn trong đất thịt nên việc trồng cây, chăm sóc cũng trở nên khó khăn bội phần, khó từ việc đào hố, bón phân, tưới từng ngọn cây, rẫy từng đám cỏ. Để có kiến thức, Vương về Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng ở Xuân Mai (Hà Nội), tìm đến các chú, bác ở những vùng đất trồng cây lâu năm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ cách chăm bón phân, gio, cách xử lý khi cây bị sâu bệnh, ra hoa, đậu quả…

Vương chọn giống cam lòng vàng Hưng Yên, quýt Hà Giang là giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, đặc thù đất đồi dốc, sỏi đá đưa vào trồng. Đến nay, vườn cam, quýt hiện có khoảng 600 gốc đã cho thu hoạch 2 - 3 năm. Cũng từ khi bắt đầu trồng cây, Vương nghĩ đến việc chăn nuôi để tạo nguồn phân bón. Qua tìm hiểu thấy nuôi chim cút vừa có kinh tế, vừa sử dụng được phân bón cho cây, Vương lại có những chuyến về xuôi học hỏi kiến thức, kinh nghiệm nuôi chim cút, đầu tư xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên nuôi 500 con, quá trình nuôi dần phát triển lên, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm, có thời điểm trong chuồng nuôi đến 5.000 - 7.000 con, hiện tại có khoảng 1.000 con. Chim giống được nhập gối liên tục đảm bảo lúc nào cũng có hàng xuất bán. Thời kỳ đầu nuôi bằng cám công nghiệp, có thể do nguồn thức ăn không đảm bảo nên chim hay mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy, dẫn đến chết nhiều, ngày nào cũng có con chết, có ngày 5 - 10 con chết. Sau đó, thức ăn được thay đổi, không sử dụng cám công nghiệp mà thay bằng cám gia đình tự chế từ các loại ngô, đậu tương, ốc, cá rang, sấy khô nghiền thành bột. Đặc biệt, Vương cùng với bố nghiên cứu, sáng chế ra loại thuốc thảo dược từ các loại cây, cỏ tự nhiên chữa bệnh đường ruột cho chim, nhờ vậy, tình trạng chim bệnh, chết giảm hẳn, thi thoảng mới có con chết, tỷ lệ nuôi thành phẩm hiện đảm bảo đến 90%.

Bước đầu trồng cây, chăn nuôi có hiệu quả, Vương tiếp tục mở rộng diện tích và đa dạng loại cây trồng, hướng tới một vài năm nữa khi thị trường cam, quýt trở nên đại trà thì có thêm sản phẩm khác bán ra thị trường, đồng thời trang trại luôn có hoa quả gối vụ thu bán quanh năm. Quá trình vừa làm, vừa thử nghiệm, nhiều loại cây đưa vào trồng không hiệu quả như nhãn, vải, sầu riêng… lại phá đi trồng loại cây mới. Đến nay, vườn thanh long ruột đỏ đã cho thu hoạch được 2 năm, trang trại có thêm các loại cây như ổi Đài Loan, táo.

Theo Vương, chúng tôi leo ngược đồi cao qua vườn cam, quýt lên vườn thanh long, đứng trên mỏm đá lưng chừng đồi nhìn xuống dưới là thung lũng mướt màu xanh cây trái, phóng tầm mắt ra xa là thị trấn Cao Phong. Từ mảnh đất rừng rậm, đồi dốc, sỏi đá sau gần 10 năm khai phá, đầu tư nay đã thành trang trại kinh tế, cho những mùa "quả ngọt”. Có mục sở thị mới thấu hiểu giá trị công sức mà Vương cùng gia đình đã bỏ ra làm biến đổi mảnh đất này. Chỉ tay về phía đường vào trang trại, Vương chia sẻ: Trước đây khi đường chưa được mở rộng, để vận chuyển sản phẩm xuống dưới núi cũng là một kỳ công, nỗ lực rất lớn, ngã xe, đổ hàng là chuyện bình thường. Để có được cơ ngơi như hiện tại hoàn toàn từ hai bàn tay trắng làm ra. Tuy vậy cũng chỉ là bước đầu, tổng thu nhập trang trại mới đạt khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm, chủ yếu dành cho tái đầu tư nên lợi nhuận chưa cao. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư cải tạo để trang trại quy mô hơn, đổ bê tông đường đi, mở rộng ao nuôi cá, xây dựng lò ấp giúp chủ động hơn về nguồn giống chim cút, phát triển thêm nuôi chim bồ câu thương phẩm… Khó khăn cơ bản là không có vốn, mong muốn được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn giúp cho việc đầu tư phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập của trang trại.

Hà Thu


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục