(HBĐT) - Sau khi "thắp lên ngọn lửa” cho diện mạo công nghiệp của tỉnh, doanh nhân Vũ Duy Bổng tiếp tục dành nhiều tâm sức, nguồn lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mong muốn góp sức khai thác tiềm năng lợi thế tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.


Năm 2014, sau gần 10 năm gắn bó và thành công trên mảnh đất Hòa Bình, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT công ty CP bất động sản An Thịnh quyết định đầu tư sang lĩnh vực du lịch, hình thành tư duy, cách làm mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên thiên nhiên, văn hóa, bản sắc Hòa Bình với tầm nhìn dài hạn. ông Vũ Duy Bổng đã hoàn thành mua toàn bộ cổ phần và sở hữu Công ty CP Du lịch Hòa Bình - từng là "cánh chim đầu đàn” của ngành du lịch Hòa Bình, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh tại Hòa Bình.



Đam mê văn hóa Mường, ông Vũ Duy Bổng quyết định đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc).

Nhiều lần ông tâm sự: "Lý do tôi quyết định chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực du lịch là vì yêu thiên nhiên, văn hóa, con người Hòa Bình”. Làm du lịch với ông không phải là lĩnh vực mới mà chỉ là quay về hoạt động kinh doanh trước đây nhưng đặt trên cơ sở đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn, chuyên nghiệp, đẳng cấp hơn và với tư duy mới hơn. ông bước đầu tạo hình ảnh mới, thay đổi về chất cho hoạt động của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, đã hoàn thành đầu tư và vận hành khách sạn Hòa Bình theo tiêu chuẩn 4 sao được thiết kế mang phong cách 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động. Đến nay khách sạn đã trở thành không gian nghỉ dưỡng, hưởng thụ cao cấp cho du khách trong và ngoài nước.

ông cũng đưa vào vận hành 2 du thuyền 3 sao cao cấp phục vụ du lịch lòng hồ; tổ chức liên danh, liên kết quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, con người Hòa Bình đến với bạn bè và du khách. Một trong những trọng điểm là Công ty CP Du lịch Hòa Bình đang tập trung nguồn lực đầu tư một số dự án khu vực vùng lõi quy hoạch trọng điểm Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình. Đó là dự án đầu tư khu du lịch bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) và dự án tổ hợp khách sạn 5 sao tại đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) với tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, dự án cụm du lịch cộng đồng tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa đã hoàn thiện và đi vào hoạt động với 7 nhà sàn đạt chuẩn để đón khách trong nước và quốc tế, tạo việc làm ổn định cho hàng chục hộ dân bản Ngòi. Công ty cũng vừa khánh thành hạng mục Công viên nước nổi lớn nhất Việt Nam với 34 cụm trò chơi kết cấu phao nổi trên mặt nước và các môn thể thao dưới nước như mô tô, thuyền bơm hơi, cano câu cá, cụm bể bơi nổi cùng các môn thể thao truyền thống địa phương như đua bè mảng, chèo thuyền tôm, nhà hàng nổi trên sông…

Vẻ đẹp hoang sơ của bản Ngòi đã " thức giấc”, đang chứng tỏ là địa điểm lý tưởng cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu đời sống văn hóa người Mường, tận hưởng những ngày nghỉ dưỡng bình yên, hạnh phúc nơi vùng non nước hữu tình và thưởng thức những sản vật ngon, sạch, tinh khiết từ phương thức trồng trọt hoàn toàn tự nhiên của người dân địa phương.

Dự án Khu du lịch cao cấp đảo Sung diện tích quy hoạch khoảng 150 ha, xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp cũng đang được tập trung triển khai dự kiến chỉ trong vài năm tới sẽ hình thành sản phẩm du lịch đẳng cấp hướng tới phân khúc thị trường khách có thu nhập cao và khách từ châu âu.

Vùng hồ non nước hữu tình, các xóm, bản vẫn còn nhiều khó khăn, đầu tư vào lĩnh vực du lịch rất nhiều áp lực. ấy vậy trong vòng suốt 4 năm qua, ông Vũ Duy Bổng vẫn bền bỉ thực hiện ước vọng "đánh thức” vùng hồ bằng việc xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, riệng biệt với mong muốn cải thiện đời sống cho bà con đã chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh cho công trình thủy điện Hòa Bình, vén nhà theo con nước.

Đầu tư vào du lịch luôn tiềm ẩn khó khăn và rủi ro. Tính từ ngày đầu tư sang lĩnh vực du lịch, ông đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, như nhiều người vẫn ái ngại là ném tiền xuống hồ mà biết bao nhiêu cho đủ. Đã nhiều lần ông tâm sự: Trung bình mỗi tháng, công ty chịu lỗ khoảng 300 triệu đồng. Làm du lịch, nhất là ở những vùng còn nhiều khó khăn như hồ Hòa Bình thì không thể ăn xổi, cần có sự bền bỉ, nghị lực, bản lĩnh và cách làm chuyên nghiệp. Thực tế đã nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đã đến khảo sát vùng hồ Hòa Bình nhưng không dám đầu tư. Tôi thì không sợ, cơ hội chỉ đến với những ai dám làm cái mà người khác không dám dấn thân. Đầu tư vào hồ Hòa Bình, Công ty đã phối hợp với chuyên gia đầu ngành về văn hóa du lịch thực hiện khảo sát các điểm du lịch, khu vực tiềm năng để quyết định đầu tư. Công ty đã nghiên cứu khảo sát đánh giá tiềm năng, dư địa phát triển du lịch Hồ Hòa Bình theo hướng khoa học và bài bản để xây dựng định hướng, chiến lược đầu tư. Đặc biệt Công ty đã hợp tác và tham gia tổ chức RTC- tổ chức của cộng đồng các doanh nghiệp có năng lực và có trách nhiệm kinh doanh trong lĩnh vực du lịch với khoảng 70 doanh nghiệp cũng hỗ trợ nhau xây dựng các sản phẩm du lịch tốt nhất. ý tưởng, dự án đầu tư của mình được họ rất ủng hộ, cam kết nếu dự án đủ tầm, có chất lượng dịch vụ cao, đẳng cấp sẽ tổ chức liên kết hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ tìm kiếm khách hàng.

Đã có những tín hiệu vui đến với vùng hồ Hòa Bình. Bản Ngòi đã được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến trải nghiệm, hưởng thụ văn hóa, chất lượng các sản phẩm du lịch. Hiện không chỉ Công ty CP Du lịch Hòa Bình mà đã có nhiều hơn các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu triển khai dự án đầu tư khu vực hồ, nhận được sự hỗ trợ có trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các sở ngành thực hiện mục tiêu xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực.

Đến với Hòa Bình khi tóc còn xanh, giờ đã pha màu tuyết sương, phong thái ông vẫn vậy- nồng hậu, tình cảm, bản lĩnh, kiên định và quyết tâm thực hiện mục tiêu đến cùng. Phía trước còn nhiều gian nan, thử thách, nhưng hạnh phúc và thành công chỉ đến với những con người tiên phong, dám nghĩ dám làm, không sợ và không nản trước khó khăn, thử thách. Chúc ý tưởng táo bạo, bước đi phù hợp, ông Vũ Duy Bổng sẽ gặt hái được thành công, góp phần tạo dựng sắc thái mới, diện mạo mới cho Du lịch hồ Hòa Bình.


                                                         Lê Chung

Các tin khác


Từ thầy giáo dạy thể dục đến ông chủ trang trại

(HBĐT) - "Em đã từng ước mơ sẽ trở thành giáo viên thể dục, sau đó làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Em mất hơn 6 năm để thực hiện ước mơ này và đã thất bại. Chán chường trở về quê hương Ngọc Lâu, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, mạnh dạn vay vốn, tích cực tìm tòi và chăm chỉ làm ăn, đến nay, em đã có đàn bò sinh sản, hơn 2 ha bưởi cho thu bói và 2 ha mía, thu nhập trừ chi phí còn lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Làm giàu trên quê hương mình vẫn an toàn hơn cả” - Đó là chia sẻ chân tình của thanh niên Bùi Văn Thành xóm Xê 1, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) về chặng đường phát triển kinh tế khá thăng trầm của mình.

Thành công nuôi “chim lạc đà”

(HBĐT) - "Chim lạc đà” là tên gọi khác của giống đà điểu mà vợ chồng anh chị Phan Sỹ Hải và Lê Hải Yến mạnh dạn đưa về nuôi tại xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Mặc dù mỗi người đều có một công việc riêng nhưng với ý chí làm giàu, vợ chồng chị Yến đã "bén duyên” với loài chim cao cổ này.

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện nay có hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở các xóm, xã vùng sâu, vùng xa đã năng động, sáng tạo trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn là một trong những điển hình như thế. Mới bước sang tuổi 31 nhưng Bùi Văn Tĩnh đã có một nền tảng khá vững chắc. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế đã giúp gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi đến thăm trang trại tổng hợp của anh Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, là một trong những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của xã.

Chàng trai 9x khởi nghiệp từ mô hình nuôi đà điểu

(HBĐT) - Gần 3 tháng trở lại đây, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã quen với bóng dáng những con đà điểu cao lênh khênh trong một gia trại tại xóm Lục 2. Chúng tôi đến tìm hiểu và càng bất ngờ hơn khi chủ gia trại là anh Bùi Văn Vính, trưởng xóm Lục 2, chàng trai 9x đầy nhiệt huyết và năng động.

Y sĩ học đường với niềm đam mê nuôi thỏ

(HBĐT) - "Anh Ba thỏ” là biệt danh mọi người đặt cho anh Nguyễn Văn Ba, sinh năm 1990, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy), người thành công với mô hình chăn nuôi thỏ, bước đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định và đang từng bước vươn lên làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục