(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.


Anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thành công với kỹ thuật ghép cây dổi, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

 

25 tuổi, tuổi mà nhiều thanh niên vẫn "đang bâng khuâng đi tìm lẽ yêu đời”, còn với anh Manh đã tìm được cho mình hướng đi khiến nhiều người ngưỡng mộ. Gia đình anh Manh vốn có truyền thống ươm các loại cây giống đem đến các chợ phiên bán. Bận rộn với sự học nhưng anh Manh đã sớm ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp với cái nghề suốt ngày tiếp xúc với cây cối này. Tốt nghiệp THPT, sau khoảng thời gian ngắn đi làm ăn xa, Manh trở về nhà giúp đỡ bố mẹ làm vườn ươm cây giống. Kể từ khi cây dổi lên ngôi ở Chí Đạo, việc đầu tư ươm giống cây trồng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình anh Manh. Tuy nhiên phải đến khi ghép thành công dổi, anh Manh và gia đình mới thực sự có được thành quả đổi đời.

Manh tâm sự: Ban đầu khi thấy ở xóm Be Trên ghép dổi thành công thì tôi cũng rất háo hức nhưng kinh nghiệm lúc đó là con số không. Thời gian đầu, tôi lên mạng internet tra cứu, xem các video hướng dẫn rồi về áp dụng nhưng qua 2 - 3 lứa ghép đầu đều thất bại. Lúc này cũng có đôi chút nản nhưng tôi không bỏ cuộc mà tiếp tục rút kinh nghiệm và học hỏi thêm. Tuy nhiên, tỷ lệ ghép thành công chỉ dao động từ 20 - 30%, không những không đem lại hiệu quả mà còn bị thiệt hại nặng.

Thất bại không nản, cuối cùng sự cố gắng của Manh cũng đem lại thành quả xứng đáng. Tỷ lệ ghép dổi thành công không ngừng tăng lên, hiện nay, có những luống đạt đến 90%. Khi đã ghép thành công, để khách hàng biết đến vườn ươm của gia đình, Manh dùng điện thoại quay video rồi tải lên Youtube (mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới). Thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, Manh đã có được những khách hàng lớn ở tận Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông. Theo anh Manh chia sẻ, ưu điểm của cây dổi ghép là thời gian cho thu hoạch chỉ sau 4 năm tuổi (đối với miền Bắc) và 3 năm tuổi (đối với miền Nam).

ông Bùi Văn Tinh, bố anh Manh phấn khởi cho biết: "Năm đầu tiên chỉ mình nó làm thôi vì tôi chưa nắm được kỹ thuật. Sau một thời gian được hướng dẫn, giờ tôi ghép cũng thành thục rồi. Rất phấn khởi, năm vừa rồi, gia đình cung cấp khoảng 2.500 cây dổi ghép giống cho bà con với giá bán 50.000 đồng/cây giống đã đem lại nguồn thu nhập khá. Còn năm nay, gia đình tăng lên khoảng 2 vạn cây giống, tất cả đều được khách đặt hàng. Nói chung, hiện nay, nguồn cung cấp giống chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.

Hai vạn cây giống cung cấp ra thị trường, đồng nghĩa với khoản thu nhập lớn cho gia đình anh Manh trong năm nay. Chia sẻ về kỹ thuật ghép dổi, anh Manh cho biết: So với những cây trồng khác như bưởi, chanh, nhãn thì ghép dổi phức tạp hơn. Để có cây dổi ghép đạt chất lượng, gia đình phải lựa chọn hạt giống từ những cây cho năng suất cao để làm gốc ghép, đồng thời, chọn cành ghép cũng phải từ cây đầu dòng. Để ghép thành công đòi hỏi người ghép phải tỉ mỉ, quá trình chăm sóc cũng kỳ công hơn so với các cây trồng khác.

"Khoảng thời gian này mình bắt đầu ươm giống, đến tháng 8 sang năm là ghép được. Từ khi ươm đến khi ghép thành công để xuất bán giống cho khách hàng dao động từ 8 tháng đến 1 năm. Với nhu cầu của khách hàng như hiện nay, gia đình đang tính sẽ mở rộng vườn ươm dổi cũng như ghép thêm một số loại cây giống khác để có nguồn cung đa dạng hơn”, anh Manh cho biết thêm.

"Với sự kiên trì, ham học hỏi, anh Manh đã ghép thành công cây dổi. Cây dổi ghép đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. ở xã Chí Đạo mới chỉ có một vài hộ ghép thành công dổi nên anh Manh đã rất nhạy bén nắm bắt cơ hội, xây dựng vườn ươm cung cấp dổi ghép giống ra thị trường. Anh là tấm gương tiêu biểu để ĐV-TN trong xã noi theo, phấn đấu làm giàu trên mảnh đất quê hương mình”, đồng chí Bùi Văn Dư, Bí thư Đoàn xã Chí Đạo (Lạc Sơn) cho hay.

 

Viết Đào

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục