(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.


Để phát triển kinh tế gia đình, anh Đỗ Đức Võ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bắt tay vào khởi nghiệp do diện tích đất gia đình hạn chế nên anh đầu tư vốn mua đất, xây dựng địa điểm dịch vụ thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi với diện tích 1.000 m2; 5.000 m2 đất gia đình trồng 120 cây nhãn kết hợp trồng cây giềng gia vị. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nguồn nguyên liệu, anh Võ đầu tư mua máy về đóng gạch bloc với 2 xưởng sản xuất gạch mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 100 vạn gạch.

Nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh gạch, anh đã mua 4 xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng cho người dân. Các sản phẩm như gạch bloc, thức ăn chăn nuôi được vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng, được khách hàng tin tưởng. Trừ chi phí đầu tư, thu nhập bình quân của gia đình anh đạt 1,3 - 1,5 tỷ đồng/năm. Mô hình kinh tế tổng hợp của anh tạo việc làm cho khoảng 15 lao động trong xóm với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh tạo việc làm cho người dân trong xóm, anh Đỗ Đức Võ còn giúp đỡ nhiều hộ khó khăn phát triển kinh tế, hộ nông dân giảm nghèo bền vững. Gia đình anh Võ hỗ trợ bằng hình thức giúp đỡ, đầu tư vật tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ thức ăn chăn nuôi lợn, gà thương phẩm cho trên 200 hộ trong và ngoài địa phương. Anh còn mời chuyên gia có kinh nghiệm về hướng dẫn người dân áp dụng KH - KT trong sản xuất, kinh doanh. Gia đình anh luôn sẻ chia, tuyên truyền, vận động hội viên Hội nông dân tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những gia đình khó khăn về con giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm trên địa bàn và các địa phương khác trong huyện. Gia đình anh Võ hỗ trợ 25 triệu đồng thuốc thú y, vận chuyển 30 chuyến xe chở vật liệu xây dựng cho những hộ khó khăn về nhà ở trong và ngoài xóm.


Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn huyện Lương Sơn (bên trái) kiểm tra chất lượng gạch bloc tại xưởng.

Anh Đỗ Đức Võ chia sẻ: Để đạt được thành công trong phát triển kinh tế, tôi luôn đặt chữ "tâm” lên hàng đầu. Khi bắt tay với mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Tôi vẫn còn nhớ trong cuộc bình xét tại xóm những hộ đủ điều kiện được vay ngân hàng, tôi đã trình bày ý tưởng làm giàu của mình và được người dân đồng tình. Mục tiêu vay ngân hàng phát triển kinh tế gia đình hướng tới tạo việc làm cho nhiều người dân trong xóm, xã. Trong kinh doanh phải giữ chữ "tín” thể hiện ở việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm lên hàng đầu; các sản phẩm như lợn, gà của gia đình tôi đều đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đảm bảo không phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra phải áp dụng KH – KT, sản xuất và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình nếu không khi gặp biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng lớn thậm chí dẫn đến phá sản.


Thu Thủy

Các tin khác


Cô giáo phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp

(HBĐT) - Với mô hình sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Bùi Minh Phúc, xóm Đa, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được biết đến là tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh giỏi.

Làm giàu từ trồng rau hữu cơ

(HBĐT) - Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi có mặt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Người dân trong xã phấn khởi, tự hào về người phụ nữ cần cù, dám nghĩ, dám làm đó là chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa. Chị Thùy là 1 trong 50 nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được biểu dương tại Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017.

Khởi nghiệp từ mô hình V.A.C và sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Với khát vọng của tuổi trẻ, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất với mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mạo hiểm với giống cây ăn quả mới

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm... dám mạo hiểm để xây dựng thương hiệu cây ăn quả "độc và lạ”, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, anh Hà Huy Quang ở thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn đã đem giống táo, mít… đặc sản ở Thái Lan trồng thử nghiệm tại xã. Sau hơn 1 năm trồng thí điểm, vườn cây ăn quả đã cho thu bói và hứa hẹn đem về "quả ngọt” trong tương lai không xa.

Người con gái Thái tâm huyết khôi phục nghề dệt kết hợp du lịch làng nghề

(HBĐT) - Cô gái dân tộc Thái Lò Thị Dị, sinh ra và lớn lên ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Từ thủa ấu thơ, Dị đã được mẹ, được bà truyền dạy nghề dệt của dân tộc mình. Cho đến lúc trưởng thành, mơ ước phát huy những giá trị tinh hoa thổ cẩm, giữ gìn, tôn vinh bản sắc truyền thống thôi thúc Dị khôn nguôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục