(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.


Ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng là người Mường dẫn chúng tôi đi thăm từng khu vực của Bảo tàng. ông giới thiệu: Đây là lịch đoi, lịch cổ của người Mường xưa  dùng để coi, dựa vào sự lên xuống, mờ tỏ của ánh trăng xem ngày xuất đến nay vẫn được bà con ở nhiều vùng Mường áp dụng. Rồi các hiện vật đồ gốm sứ, đồ đồng, nhà dân Mường, nhà lang Mường, khu trưng bày chiêng Mường, khu ẩm thực… Mỗi khu vực, mỗi hiện vật đều gợi nhớ về cuộc sống sinh hoạt của người Mường xưa. Người phụ nữ ví như bếp lửa của người Mường không bao giờ tắt " Vắng đàn ông mất nhà - vắng đàn bà mất bếp”, rồi những nét tinh tế trong bộ váy, xà cạp phụ nữ Mường, cách lấy vợ, lấy chồng của người Mường…



Nhân viên Bảo tàng di sản văn hóa Mường giới thiệu khu trưng bày chiêng Mường.

Ông Bình quê gốc ở Kim Bôi đã có 40 năm dày công sưu tầm, lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, xây dựng Bảo tàng di sản Văn hóa Mường, góp phần đưa các giá trị văn hóa Mường đến với cộng đồng xã hội, đến với bạn bè du khách gần xa. Bảo tàng có hơn 6.000 hiện vật, mỗi hiện vật được trưng bày đều chứa đựng hàm lượng văn hóa sâu sắc phản ánh về cuộc sống sinh hoạt của người Mường. ông kể:  Sinh ra ở quê hương Mường Động - 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh. Những giá trị văn hóa Mường dường như đã hình thành nhân cách, chảy trong dòng máu của ông từ khi lọt lòng mẹ. 13 tuổi ông Bình học trường năng khiếu văn hóa nghệ thuật, ra công tác làm Đoàn văn công, Công ty du lịch… Mỗi lần về quê, ông cứ áy náy không yên, khi thấy  những hiện vật của người Mường mất dần, từ đồ đan lát, con dao, cái chiêng… ông xót lắm. Vậy là ý tưởng phải lưu giữ những hiện vật của người Mường để truyền lại cho con cháu sau này hình thành. 

Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Bình bắt đầu có ý thức sưu tầm các hiện vật của người Mường. Từ đó đến nay, ông đã bỏ biết bao công sức, tiền bạc cất công sưu tầm các hiện vật trong đời sống văn hóa, sinh hoạt của người Mường xưa. ở bất cứ đâu có hiện vật, ông đều tìm mua hoặc trao đổi. Là người Mường, thế nên ông Bình rất thuận lợi và có cơ duyên trong việc sưu tầm, tìm mua các hiện vật quý của bà con. Bà con bảo bán, hoặc đổi vật cho ông vẫn còn cơ hội nhìn thấy đồ vật của dân tộc. Bán cho ông là bán cho người biết trân trọng đồ vật. Mấy chục năm bền bỉ tìm kiếm các hiện vật, đến nay, ông Bình đã sở hữu hàng nghìn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật độc nhất vô nhị, nhiều hiện vật có giá trị cao như: các loại chiêng cổ (chiêng hơ) từ loại chiêng  nhỏ nhất đến to nhất của hai dòng chiêng (đúc và gò) với các loại chiêng như: phân ngôi, chiêng vẩy nến, chân chim, chô ít, chóc nóc, chiêng don, công si... Đặc biệt là sự độc đáo và quý hiếm của loại chiêng phân ngôi rồi các đồ vật, hiện vật quý báu của nhà lang Mường, dân Mường đã từng sử dụng qua các đời lang Cun xưa, hiện vật, cổ vật, kỉ vật, đồ trang sức của các bà nàng và nàng ả Mường, tẩu cổ của lang Mường, hàng trăm đồ gốm sứ, bình cổ, đồ đồng lớn, xoong nồi, đồ xà tích… tất cả đều có hàm lượng văn hóa cao phản ảnh về sinh hoạt, đời sống, sản xuất của cộng đồng người Mường.

Năm 2014, UBND tỉnh ra quyết định cho Bảo tàng di sản Văn hóa Mường đi vào hoạt động chính thức. Đây là bảo tàng ngoài công lập có quy mô lớn của đất nước. Đam mê lưu giữ văn hóa Mường, ông Bình luôn có ý thức tìm tòi, nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, văn hóa người Mường, quảng bá các giá trị văn hóa tốt đẹp tới cộng đồng và bạn bè gần xa. Bảo tàng di sản văn hóa Mường là địa điểm ngày càng trở nên hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của người Mường. 

Ngoài việc tìm hiểu các giá trị văn hóa Mường qua hệ thống trưng bày, tại bảo tàng, du khách còn được tìm hiểu tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực hoặc được tận tay chế biến và thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Mường. Trong bảo tàng còn tổ chức các hoạt động nghiên cứu, trao đổi, tổ chức hội thảo, hội nghị, hợp tác truyền dạy văn hóa Mường tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh; tổ chức hoạt động biểu diễn các làn điệu hát đúm, múa sắc bùa cầu mùa, khai hạ… lưu giữ, bảo tồn và giúp cho các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường ngày một bay cao, tồn tại bền vững cùng với thời gian.


Lê Chung

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục