Chị Phạm Thị Lan, (đứmg giữa) thôn Tân Phú (Lạc Thủy) – người được cho trồng nhiều cam V2 nhất và đang cho thu hoạch tính đến thời điểm hiện tại.
Vào đầu tháng 11, chúng tôi có mặt tại Phú Thành cùng với cán bộ xã và phòng Nông nghiệp PTNN huyện Lạc Thủy. Từ đường Hổ Chí Minh rẽ vào chừng vài trăm mét là tới khu trạng trại rộng chừng 5ha của gia đình chị Phạm Thị Lan.
Cũng đã từng một hai lần đặt chân đến mảnh đất này, nhưng khi ấy cách đây chừng dăm bẩy năm, nơi đây nói chung rặt một vùng dứa với vải – những loại cây ăn quả mà hàng chục năm miệt mài nhưng mãi người dân nơi đây vẫn không khấm khá lên được. Vậy mà vẫn mảnh đất ấy, giờ đây ước chừng hàng chục ha, bạt ngàn cam các loại.
Tại khu vườn của gia đình chị Phạm Thị Lan toàn bộ 5ha đều là những cây cam V2 đang thời kỳ sung mãn. Nhìn vườn cam hàng vạn quả trĩu trịt trên cành, óng ả chìm trong những tia nắng đầu ngày khiến cho bất cứ ai nhìn thấy cũng phải nao lòng.
Bà chủ Phạm Thị Lan, người đã cùng gia đình dốc hết vốn liếng cho "canh bạc” cuối đứng cùng chúng tôi giữa vườn V2, cho biết: "Vợ chồng chúng tôi đều là công nhân nông trường, hàng chục năm miệt mài với các loại cây ăn quả như vải với dứa nhưng mãi không khá lên được. Hiện nay, nhờ trồng loại cam V2 tin rằng chúng tôi sẽ đạt được thành quả bởi công sức bao năm vất vả của mình”
Cũng theo chị Lan, với vườn cam V2 này năm ngoái bói gia đình chị đã bán được giá 35.000 đồng/kg. Số tiền thu về đã giúp cho gia đình chị trang trải trả nợ kha khá, ngoài ra, chị còn có thêm nguồn lực để đầu tư thêm vào phân bón, đảm bảo cây cam đủ chất, cho phát triển tốt.
Còn vụ năm nay, nhìn vườn cam đang thời kỳ sắp cho thu hoạch, theo tính toán của chị Bùi Thị Hoa, Phó Chủ tịch xã Phú Thành, với vườn cam khoảng 5 ha này, sắp tới nếu bán cũng với giá từ 30-35 nghìn đồng/kg, gia đình chị Lan ước tính thu về khoảng 3,5-4 tỷ đồng, sau trừ hết chi phí cũng để ra được thấp nhất cũng khoảng 3 tỷ đồng.
Qua tìm hiểu được biết, thôn Tân Phú nói riêng và cả Phú Thành hàng chục năm trước từ thời bao cấp, khi ấy là đất của nông trường Thanh Hà có truyền thống trồng cây cam cung cấp cho Liên bang Xô Viết, nay là nước Nga. Do vậy, đất đai thổ nhưỡng ở đây được cho rất hợp với cây cam. Cộng với trong thời gian mấy năm nay, cây cam ở nhiều nơi đã đem lại thu nhập khá cao, thậm chí đổi đời cho nhiều hộ gia đình.
Nhìn nhận được cơ hội trên mảnh đất của mình, cộng với mong muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của cái nghèo, gia đình Phạm Thị Lan đã quyết tâm vay vốn ngân hàng, bạn bè để đầu tư vào một lại cam duy nhất V2 tại riêng khu vườn 5ha của gia đình. Đây là loại cam chín muộn trái vụ cho thu trước và sau tết Nguyên Đán nên giá thành khá cao. Tính ưu việt nổi trội của cam chín muộn V2 còn thể hiện ở chỗ vỏ mỏng, rất ít hạt, múi cam chín mọng nước, đậm đà vị ngọt, thanh.
Tâm sự với chúng tôi, chị Lan cho biết thêm, nhờ chủ động bám đất bám vườn, đặc biệt đưa loại phân bón an toàn và bước đầu cơ bản trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng cam của vườn chị luôn đảm an toàn.
Cũng theo chị Lan, ưu điểm của việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ kéo dài tuổi thọ của cây, chăm sóc thâm canh sử dụng bằng phân bón thảo mộc và phân vô cơ, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất; đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
HT