(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.


Lửa thử vàng… gian nan thử sức

Máy Giấy là xóm phi nông nghiệp, con em trong xóm trước đây đều là công nhân Công ty cổ phần Bột và giấy Hoà Bình. Từ khi anh Khương còn làm công nhân, bố vợ anh đã dấn thân theo nghề chổi chít đầu tiên trong gia đình. Chị Phạm Thị Thương, vợ anh Khương cho biết: "Những năm 1999, bố tôi làm với quy mô nhỏ, do tôi chưa có việc làm ổn định nên bố đưa tôi và em gái vừa làm, vừa học kỹ thuật tại một xưởng chổi chít trong huyện. Từ khi chồng tôi nghỉ hẳn công việc tại Công ty CP Bột và giấy Hoà Bình, chúng tôi mới thực sự tập trung phát triển nghề làm chổi chít”.

Với số vốn ít ỏi gần 10 triệu đồng ban đầu, vợ chồng anh Khương mạnh dạn mua về hơn 4 tấn hàng. Tuy nhiên, sau một lần bán hàng do tính toán sai nên thất thoát khoảng 1 triệu đồng lại bị mất trộm hơn 1 tấn hàng trị giá gần 2 triệu đồng. Làm ăn khó khăn khiến vợ chồng anh chán nản và chững lại công việc này. Một năm sau đó (năm 2002), từ 2 triệu đồng tiền vốn vay từ quỹ xoá đói, giảm nghèo và chút ít tiền dành dụm, vợ chồng anh quyết định vực dậy nghề cũ và "sống chết” với nghề.

Sau 5 năm trở lại làm nghề, với quyết tâm và ý chí của người lao động, anh Khương cùng người anh vợ chung tiền mua chiếc xe tải 5 tấn để chở hàng. Nhằm tiết kiệm chi phí, anh Khương sử dụng xe tải lên Sơn La, Điện Biên mua chít về sản xuất. Công nhân làm thuê cho xưởng của anh ban đầu còn ít, chủ yếu là lao động nhàn rỗi ở địa phương, sau tăng lên gần 50 người với năng suất khoảng 300-500 chiếc/ngày. Quy mô sản xuất được mở rộng lên 14 xưởng, hiện nay rải rác toàn huyện, lượng công nhân tăng từ 200 - 250 người, đáp ứng sản xuất khoảng 4.000 chiếc chổi/ngày. 



Những sản phẩm chổi chít vợ chồng anh Ngô Quang Khương làm ra đảm bảo chất lượng, hướng tới khách hàng bình dân. 

Anh Khương chia sẻ: "Khoảng năm 2010, với số lượng sản xuất chổi chít mỗi ngày khá lớn, vợ chồng tôi quyết định không bán hàng qua thương lái mà trực tiếp tìm thị trường tiêu thụ phù hợp. Chúng tôi bán hàng qua trung gian sang Nga, ấn Độ, Malaysia nhưng do những thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, sản phẩm bình dân do chúng tôi sản xuất khó tiêu thụ nên chỉ duy trì được một thời gian ngắn. Tiếp đó, tôi lặn lội mang sản phẩm sang tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) để giới thiệu. Khu vực đó có 3 thương lái người Trung Quốc chuyên thu mua mặt hàng chổi chít, chúng tôi đã thoả thuận cung cấp với 1 trong 3 người đó và duy trì ổn định thị trường cho đến ngày hôm nay”. 

Mặt hàng chổi chít của gia đình anh Khương khá đa dạng với nhiều chủng loại như loại chổi hoa bao gồm chổi sáu (giá từ 10.000 - 11.000 đồng/chiếc), chổi tám (giá từ 12.000 - 13.000 đồng/chiếc, chổi mười (giá từ 15.000-16.000 đồng/chiếc); loại chổi sạch hoa có thể làm trên chổi sáu và chổi tám với giá từ 16.000 đồng trở lên cho một sản phẩm. Tổng doanh thu từ các xưởng của gia đình anh đạt 20 tỷ đồng/năm bao gồm toàn bộ chi phí.

Mặt hàng làm ra, anh Khương tập trung phát triển ra nước ngoài do dễ tiêu thụ hơn. Kinh doanh nào cũng có lúc gặp rủi ro, anh Khương chia sẻ: "Thị trường Trung Quốc ổn định, một thời gian sau có nhiều người lao theo mặt hàng này nên sản phẩm khó tiêu thụ. Chúng tôi phải đổi người mua sang chủ khác được chừng 2 năm nhưng do cơ chế làm việc không phù hợp nên chúng tôi bị nợ tiền hàng hơn 300 triệu đồng mà đến nay vẫn chưa thu về được. Từ đó, tôi phải trở lại cung cấp cho chủ cũ, chấp nhận cạnh tranh thị trường. Có lúc cao điểm, hàng hoá tồn đọng chừng 20-25 vạn chiếc trong thời gian 2-3 tháng”.

Và những đóng góp cho quê hương

"Làm giàu trên mảnh đất quê hương vốn đã khó nhưng thành công với nghề rồi, anh Khương còn là người tích cực đóng góp cho quê hương. Hiện gia đình anh có 14 xưởng tại các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phúc Tiến, Mông Hoá, Phú Minh, tạo việc làm cho không chỉ lao động xã mà còn cho người dân nơi khác. Lực lượng lao động nhàn rỗi có việc làm dẫn đến giảm thiểu tệ nạn xã hội”, ông Phạm Đình Đề, Trưởng xóm Máy Giấy cho biết. Mỗi công nhân được trả lương từ 70.000-150.000 đồng/công/người, trung bình từ 2-3 triệu đồng/tháng.

Từ năm 2014, anh Khương mạnh dạn đề nghị Sở LĐ-TB&XH mở 6 lớp đào tạo kỹ thuật làm chổi chít cho người dân trong xã, giúp xã hoàn thành tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, một trong những yêu cầu của chương trình xây dựng NTM. Bận rộn với công việc phát triển kinh tế nhưng gia đình anh luôn tích cực, thường xuyên tham gia mọi phong trào, công việc chung của xóm, xã.
Ngoài ra, anh cũng chịu khó mày mò cải tiến kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất. Trước đây, công nhân chủ yếu vót thủ công bằng dao, từ chiếc máy cưa, anh đã cải tiến thành công chiếc máy vót có người điều khiển giúp tăng năng suất gấp nhiều lần. Hay như việc phải cuốn chổi bằng tay trước đây thì giờ anh đã tự chế tạo ra máy guồng cuốn thép đỡ nhiều sức lao động mà công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Từ những nỗ lực của bản thân, vợ chồng anh Khương thực sự là tấm gương trong phát triển kinh tế giỏi.


Thanh Sơn

Các tin khác


“Để thành công, thất bại là điều không tránh khỏi…”

(HBĐT) - Đó là chia sẻ gây ấn tượng mạnh của Bùi Văn Huế, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) tại diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo - khởi nghiệp do BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 3/2017. Huế được biết đến là người trải qua không ít lần thất bại, song đến nay đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế hiệu quả và trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi.

Nuôi hươu lấy nhung - làm chơi, kiếm tiền thật

(HBĐT) - Dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thấp nhưng mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thỉnh, phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng nhờ bán nhung hươu. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của ông khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác tại địa phương.

Cô giáo phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp

(HBĐT) - Với mô hình sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Bùi Minh Phúc, xóm Đa, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được biết đến là tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh giỏi.

Làm giàu từ trồng rau hữu cơ

(HBĐT) - Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi có mặt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Người dân trong xã phấn khởi, tự hào về người phụ nữ cần cù, dám nghĩ, dám làm đó là chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa. Chị Thùy là 1 trong 50 nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được biểu dương tại Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017.

Khởi nghiệp từ mô hình V.A.C và sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Với khát vọng của tuổi trẻ, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất với mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục