(HBĐT) - Quyết tâm thoát nghèo với mô hình kinh tế tổng hợp, cuộc sống của gia đình ông Đinh Đức Hữu (xóm Đằm, xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) ngày càng đủ đầy. Đến nay, ông luôn được biết đến là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao của xã.


Bên căn nhà khang trang có được sau bao năm cần cù lao động, hồi tưởng lại những ngày đầu lập nghiệp, ông Hữu chia sẻ: Dù rất vất vả, hàng ngày dậy sớm ra đồng cày, cuốc nhưng cuộc sống trông chờ vào mấy sào ruộng nên thiếu thốn, khó khăn trăm bề. Phải lo ăn từng bữa, nợ nần đeo bám khiến tôi nhiều lần muốn từ bỏ. Nhưng nghĩ đến gia đình, mong muốn các con được học hành "đến nơi đến trốn” đã thôi thúc tôi vượt khó vươn lên.

Ông Đinh Đức Hữu (xóm Đằm, xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) đầu tư máy gặt lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế.

Để cải tiến kỹ thuật chăm sóc và canh tác, ông Hữu tìm tòi, học hỏi kiến thức qua sách, báo và bạn bè. Từ năm 2000, việc thay thế các giống lúa cũ bằng những giống mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất đã mang lại những mùa thu hoạch bội thu cho gia đình ông. Tới vụ mùa năm nay, trên diện tích 4.000 m², ông thu được trên 2 tấn lúa cao sản, giá trị kinh tế gần 21 triệu đồng.

Song song với thay đổi hướng canh tác, ông xây dựng lại hệ thống chuồng trại khép kín để đầu tư nuôi lợn thịt. Từ chục con ban đầu, đến nay, đàn lợn của ông đã tăng lên 30 con. Trung bình mỗi năm gia đình ông xuất được 3 lứa lợn, mỗi lứa trên chục con. Có những năm giá lợn hơi ở mức cao, trừ tiền đầu tư giống và cám, với mỗi lứa lợn xuất đi, ông thu được từ 40-50 triệu đồng.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhận thấy trong xã và những vùng lân cận có khá nhiều khách đam mê gà chọi, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, thức ăn và giống tốt để chăn nuôi. Hiện, đàn gà chọi 40 con phát triển và sinh trưởng tốt, giúp ông thu về bạc triệu mỗi năm. "Giá gà chọi không ổn định nhưng luôn ở mức cao. Tùy theo nhu cầu và đánh giá của khách hàng, có những con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng có những con gần chục triệu đồng. Tính ra, trung bình mỗi năm tôi thu trên 20 triệu đồng từ bán gà chọi”, ông Hữu cho biết.

Với mong muốn đầu tư thêm vào kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, từ đầu năm nay, ông vay thêm vốn NHCSXH đầu tư mua 1 máy gặt lúa trị giá 400 triệu đồng. Nhờ đó, ông không chỉ rút ngắn được thời gian thu hoạch lúa, tiết kiệm chi phí mà còn có thêm thu nhập khi các hộ trong xóm có nhu cầu thuê máy gặt. Đồng thời, ông kinh doanh thêm hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm tại nhà để phục vụ nhu cầu của bà con. Bên cạnh chăm lo đồng áng, vườn, chuồng, ông Hữu cũng là thành viên tích cực của Hội Nông dân xã. ông luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ các hộ trong vùng khi họ cần tư vấn, học hỏi cách chăn nuôi, trồng trọt.

Bằng nghị lực, sự quyết tâm và đức tính chăm chỉ, cần cù, sau nhiều năm lao động, ông Hữu đã gây dựng được một cơ ngơi khang trang. Hai con của ông luôn được chăm lo học tập chu đáo. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp đã đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.

Thu Hằng


Các tin khác


Khởi nghiệp từ kinh doanh thực phẩm sạch

(HBĐT) - Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

9X làm giàu nhờ ghép thành công cây dổi

(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

“Để thành công, thất bại là điều không tránh khỏi…”

(HBĐT) - Đó là chia sẻ gây ấn tượng mạnh của Bùi Văn Huế, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) tại diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo - khởi nghiệp do BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 3/2017. Huế được biết đến là người trải qua không ít lần thất bại, song đến nay đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế hiệu quả và trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi.

Nuôi hươu lấy nhung - làm chơi, kiếm tiền thật

(HBĐT) - Dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thấp nhưng mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thỉnh, phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng nhờ bán nhung hươu. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của ông khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác tại địa phương.

Cô giáo phát triển kinh tế từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp

(HBĐT) - Với mô hình sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Bùi Minh Phúc, xóm Đa, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được biết đến là tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục