(HBĐT) - Người nông dân 33 tuổi này sinh ra, lớn lên và gắn bó với rừng, với thung lũng và thuộc từng đường đi, vách đá, cây rừng ở đây. Người chúng tôi muốn nhắc đến là anh Bùi Văn Phương, xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn đã chọn nuôi dê để khởi nghiệp. Nhờ dám nghĩ, dám làm đã đem lại thành công cho anh.
Sáu năm trở về trước cuộc sống
khó khăn, anh Phương đã bàn tính với gia đình đi xuất khẩu lao động tại
Malaysia với 2 lần đi và nuôi giấc mơ đổi đời nơi xứ người. Sang đó anh mới
biết, kiếm được đồng tiền quả thật không dễ dàng. Sau vài năm trở về, anh chỉ
tích cóp và xây được căn nhà cấp 4. Nhà xây xong, anh lại rơi vào cảnh không có
việc làm. Nhiều lúc anh nghĩ, tại sao mình không tận dụng đồi, núi rộng để nuôi
dê, biết đâu thành công ngay trên mảnh đất quê hương.
Nhận thấy chăn nuôi dê là khả
quan nhất nên năm 2014 anh đã đầu tư mua 5 con dê cái về chăn thả ở xóm. Dê là
loài dễ nuôi, chỉ vài năm số lượng đã phát triển lên 20 - 30 con. Số lượng dê
tăng lên đồng nghĩa với việc bãi chăn thả bị thu hẹp lại. Dê hay đi vào ruộng,
vườn phá hoa màu của người dân khiến anh lo lắng.
Anh Bùi Văn Phương bên đàn dê của
gia đình.
Anh Bùi Văn Phương chia sẻ: Tình
cờ trong một lần đi lấy rau lợn, tôi đã leo qua quả đồi vách đá dựng đứng để
sang phía bên kia thì phát hiện ra một thung lũng rộng lớn, đồng cỏ, cây rừng,
lá rừng rất nhiều. Tôi vui mừng khi đã tìm được nguồn thức ăn cho đàn dê. Tuy
nhiên, làm thế nào để đưa dê qua được vách núi đá mới là một câu hỏi lớn. Ban
đầu ý tưởng của tôi là dùng ròng rọc để kéo qua. Nhưng con dê bé, trọng lượng
nhẹ thì được chứ dê to 30 - 40 kg sức nào kéo nổi nên ý tưởng không thực hiện
được.
Quyết tâm đưa dê sang thung lũng
bằng được, năm 2016 anh Phương có ý tưởng mới là bắc cầu cho dê qua núi. Sau
khi tính toán, nghiên cứu kỹ địa hình đồi, núi và được người thân ủng hộ, anh
đã bán 2 con dê đực, cộng với số tiền tích cóp để mua vật liệu và thuê thợ cùng
sự hỗ trợ của anh em, bạn bè bắt tay vào thực hiện. Sau hơn 1 tuần, chiếc cầu
với độ cao 40m áp sát vào vách núi cheo leo cũng đã hoàn thành, chi phí hết 20
triệu đồng.
Tuy nhiên, xây cầu xong anh phải
tập cho dê đi qua con đường mới. Lá cây, tiếng gọi quen thuộc là phương pháp
hữu hiệu lừa đàn dê theo mình vì chúng rất háu ăn. Sau một tuần hướng dẫn,
chúng đã quen và qua cầu một cách dễ dàng. Hàng ngày cứ 8 h, ông chủ lại đuổi
dê đi chăn thả, nhìn đàn dê nối đuôi nhau sang thung lũng với thức ăn dồi dào.
Nhờ đồng cỏ, cây rừng xanh tốt và
nuôi hình thức hoang dã nên chất lượng thịt dê thơm ngon với giá bán từ 130.000
- 140.000 đồng/kg. Nuôi dê nơi thung lũng, ăn các loại lá cây rừng, lá cây
thuốc nên dê của anh Phương không mắc bệnh. Con nào con nấy béo tròn, sinh
trưởng và phát triển tốt.
Khởi nghiệp với chỉ vài con dê,
đến nay đàn dê của gia đình anh Bùi Văn Phương đã lên đến 66 con. Năm đầu tiên,
anh thu lãi được 30 triệu đồng, năm thứ 2 thu lãi hơn 50 triệu. Với ý tưởng táo
bạo là xây cầu vượt núi nuôi dê đã giúp anh Phương thành công và làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Đình Thủy
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.
(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
(HBĐT) - Đó là chia sẻ gây ấn tượng mạnh của Bùi Văn Huế, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) tại diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo - khởi nghiệp do BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 3/2017. Huế được biết đến là người trải qua không ít lần thất bại, song đến nay đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế hiệu quả và trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi.
(HBĐT) - Dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thấp nhưng mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thỉnh, phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng nhờ bán nhung hươu. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của ông khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác tại địa phương.
(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...