(HBĐT) - "Một trong những điểm nổi bật trong công tác khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của Hội LHPN huyện Lương Sơn năm qua là tổ chức khảo sát và thành lập mới 2 CLB "Nữ chủ kinh doanh” với 52 thành viên tại xã Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn, hỗ trợ 4 triệu đồng cho 4 hội viên khởi nghiệp kinh doanh. Đồng thời tổ chức tập huấn về kiến thức cơ bản, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên mới khởi nghiệp. Hội LHPN huyện cũng tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng NN&PTNT huyện nhằm đẩy mạnh và nhân rộng tổ vay vốn. Nhờ vậy, số vốn vay của phụ nữ huyện hiện nay đã tăng gần 30 tỷ đồng so với năm 2016. Đây là những nỗ lực thể hiện sự chủ động, mạnh dạn, sáng tạo, quyết tâm của phụ nữ huyện Lương Sơn trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn khi đánh giá về kết quả nổi bật hoạt động Hội LHPN trên địa bàn huyện thời gian qua.


Cùng với việc mạnh dạn thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, tín chấp vay vốn cho hội viên, năm 2017, Hội LHPN huyện Lương Sơn đã phối hợp tổ chức 4 lớp học nghề may công nghiệp cho 120 học viên. Các học viên sau khi học xong đều được tư vấn, giới thiệu việc làm tại khu công nghiệp Lương Sơn; tổ chức 3 lớp mây, tre đan cho 110 học viên tại các xã: Thanh Lương, Cư Yên, Cao Dương; thành lập mới 1 tổ hợp tác mây, tre đan với 17 thành viên tại xã Cư Yên.

Để duy trì, thực hiện có hiệu quả các phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, bằng hình thức đa dạng, phong phú, Hội đã vận động quyên góp, luân chuyển quỹ, làm phường tiết kiệm quay vòng với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng, giúp 49 hội viên mua cây, con giống, phát triển kinh tế gia đình; vận động hội viên thực hiện tiết kiệm tại chi hội được gần 130 triệu đồng, giúp 22 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Hưởng ứng việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các mô hình được duy trì thường xuyên, có sức lan tỏa rộng khắp như: "Hũ gạo tiết kiệm”, "ống tiền tiết kiệm”... thu được hơn 200 triệu đồng, giúp các chị em vay vốn phát triển kinh tế.


Mô hình trồng rau hữu cơ tại xóm Trại Hòa, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) đem lại thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/tháng cho các hội viên.

Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn cho biết: "Ngoài việc hỗ trợ vay vốn, vận động hội viên phát triển kinh tế, các cấp Hội thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT giúp chị em nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường”. Cụ thể, Hội đã phối hợp tổ chức 14 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về quy trình chăm sóc cây ngô đông, gà thả vườn, trồng cây có múi và rau an toàn… thu hút được gần 700 hội viên phụ nữ tham gia. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể cũng được các cấp hội quan tâm. Trong năm 2017, Hội đã ra mắt tổ hợp sản xuất mây, tre đan xuất khẩu tại xã Cư Yên gồm 15 thành viên, đem lại thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng; tổ hợp tác nuôi cá tại xã Thanh Lương, rau hữu cơ tại xã Hợp Hòa, trồng cây có múi tại xã Tân Vinh… Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện Lương Sơn phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH tổ chức 6 hội nghị tư vấn, tuyển dụng việc làm, xuất khẩu lao động…

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Hội LHPN huyện Lương Sơn và nỗ lực của hội viên phụ nữ các cấp nên số hộ nghèo, đặc biệt số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm qua các năm, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn cho biết: "Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực, các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế không chỉ giúp chị em thay đổi tư duy, cách làm mà còn phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, giúp nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội”.


Hoàng Anh

Các tin khác


Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.

Khởi nghiệp từ kinh doanh thực phẩm sạch

(HBĐT) - Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

9X làm giàu nhờ ghép thành công cây dổi

(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

“Để thành công, thất bại là điều không tránh khỏi…”

(HBĐT) - Đó là chia sẻ gây ấn tượng mạnh của Bùi Văn Huế, xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) tại diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo - khởi nghiệp do BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào tháng 3/2017. Huế được biết đến là người trải qua không ít lần thất bại, song đến nay đã tìm cho mình hướng phát triển kinh tế hiệu quả và trở thành triệu phú khi mới 26 tuổi.

Nuôi hươu lấy nhung - làm chơi, kiếm tiền thật

(HBĐT) - Dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thấp nhưng mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Văn Thỉnh, phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) cho thu nhập hơn 200 triệu đồng nhờ bán nhung hươu. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của ông khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục