(HBĐT) - Sinh năm 1986, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiểm toán, là cán bộ Phòng Thanh tra huyện Yên Thủy, với sự năng động, nhạy bén trong công việc cũng như cuộc sống, Nguyễn Thùy Linh luôn được cấp trên, đồng nghiệp và bạn bè yêu quý. Với vóc dáng mảnh khảnh, nhỏ nhắn nhưng đầy nội lực, qua công việc và từ nhỏ được sinh ra trong gia đình thuần nông nên Linh sớm nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của huyện trong việc trồng và bảo tồn nguồn gen các loại dược liệu quý, trong đó có cây cà gai leo quý hiếm.


Nguyễn Thùy Linh bên dây chuyền sản xuất "Trà cà gai leo Bình An”.

Linh cho biết: "Là huyện miền núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết để phát triển cây dược liệu. Đặc biệt là cây cà gai leo được trồng nhiều và tập trung tại Yên Thủy từ năm 2015 theo Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, cùng với nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, tháng 8/2016, tôi quyết định đầu tư mở xưởng sản xuất cà gai leo”.

Nói là làm, ban đầu vừa đi làm, vừa kinh doanh nhưng chỉ tranh thủ làm vào các ngày nghỉ, vốn, kinh nghiệm chưa nhiều nên Linh gặp nhiều khó khăn. Linh chia sẻ: "Ngày mới mở xưởng, ban ngày đi làm, tối về lại mày mò nghiên cứu sách vở, tìm hiểu trên mạng về kiến thức cà gai leo, rồi hình thức kinh doanh. Còn các ngày cuối tuần, tôi lại xuống xưởng trực tiếp cùng công nhân làm việc… Thế rồi công sức ngày đêm của mình cũng được đền đáp. Năm 2017, tôi làm đề án khởi nghiệp với dự án phát triển kinh tế của thanh niên và được vay vốn giải quyết việc làm. Từ đó, tôi có thêm vốn, động lực tiếp tục mở rộng sản xuất”.

Đến nay, Linh có xưởng chế biến cà gai leo tại xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy với quy mô 120 m2 khép kín. Linh đã ký hợp đồng với các hộ dân trồng, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn, điều kiện của công ty trên cơ sở tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới). Sản phẩm đưa ra thị trường là "Trà cà gai leo Bình An” có 3 vị dược liệu gồm xạ đen, cà gai leo, cỏ ngọt. Với sự kết hợp này, sản phẩm trà cà gai leo Bình An có tác dụng hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, virus viêm gan B, C; điều trị mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn trứng cá, ăn uống khó tiêu và đặc biệt rất tốt cho người bị tiểu đường. Hàm lượng đường có trong cỏ ngọt gấp 300 lần so với lượng đường có trong các loại mía đường và khi vào cơ thể không bị lên men. Với màu sắc và vị ngọt tự nhiên được chiết ra từ những cây dược liệu hoàn toàn hữu cơ tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng sản phẩm.

Xưởng sản xuất của Nguyễn Thùy Linh đã và đang hoạt động với hệ thống máy móc gồm: máy nghiền, máy sàng rung, máy đóng gói trà túi lọc, máy hàn nhiệt. Xưởng có 3 công nhân, thu nhập bình quân 3, 5 triệu đồng/tháng, trong đó có 1 công nhân là đoàn viên thanh niên.

Hiện nay, sản phẩm cà gai leo Bình An của Nguyễn Thùy Linh đã có mặt trên thị trường các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, TP Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang… Sản phẩm nhận được nhiều sự phản hồi tốt từ khách hàng.

Với nhu cầu lớn của thị trường, Linh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng dự án với việc mở rộng, cải tạo trang trại, nhà xưởng, kho bãi với diện tích 1 ha. Chi phí mở rộng, cải tạo khoảng 5 tỷ đồng. Đầu tư thêm trang thiết bị như: Máy rửa dược liệu, máy sấy, máy sao, máy đóng gói bao bì. Đặc biệt là mở rộng mô hình bảo tồn giống dược liệu quý với 6.000 m2.

Xuân Thiên (Đài Yên Thủy)

Các tin khác


Người phụ nữ với quyết tâm phục hồi "thương hiệu" cam V2 trên đất Phú Thành

(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện đang là một trong những vùng trọng điểm trồng cam, năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng riêng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến khu trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất anh hùng này. Đó là trang trại của gia đình chị Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành, Lạc Thủy.

Gia đình tiên phong sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.

Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.

Khởi nghiệp từ kinh doanh thực phẩm sạch

(HBĐT) - Đang công tác ở Hội Nông dân tỉnh, công việc tưởng cứ thế tiếp diễn êm đềm, anh Trần Văn Tường bất ngờ chuyển sang ngã rẽ khác: Tự đứng ra mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch.

9X làm giàu nhờ ghép thành công cây dổi

(HBĐT) - Mặc dù còn khá trẻ nhưng với tinh thần ham học hỏi, sự cần mẫn, anh Bùi Văn Manh, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã thành công với mô hình vườn ươm dổi ghép. Những cây dổi ghép cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục