(HBĐT) - Thoát ra khỏi hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chàng thanh niên Nguyễn Anh Duy thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã quyết tâm đi theo con đường riêng, đó là chăn nuôi tập trung, áp dụng kỹ thuật và phương pháp mới, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sự thành công của Duy cho thấy đây là hướng đi đúng đắn, cần được nhân rộng.



Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng của Nguyễn Anh Duy cho thu hơn 4.000 quả trứng mỗi ngày.

Đầu ra cho sản phẩm luôn là khó khăn lớn nhất đối với người nông dân. Đây cũng là vấn đề khiến Duy trăn trở, loay hoay tìm, lựa chọn hướng đi khi bắt đầu khởi nghiệp. Trao đổi với chúng tôi, Duy cho biết: Là xã miền núi nhưng Hòa Sơn có địa bàn tương đối bằng phẳng, các xóm nằm theo dải đồi thấp, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, giá thành, đầu ra cho các sản phẩm như gà, lợn, rau củ…rất bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường, thương lái; tình trạng "được mùa - mất giá, được giá – mất mùa” diễn ra thường xuyên. Tôi xác định với điều kiện của gia đình và bản thân thì hướng phát triển kinh tế hợp lý nhất đó chăn nuôi nhưng cần phải lựa chọn nuôi con gì, sản phẩm như thế nào? Do đó, trước khi bắt tay vào làm, tôi đã tìm hiểu, học hỏi nhiều mô hình để lựa chọn sản phẩm nào có đầu ra ổn định, kết nối đầu ra trước.

Duy đã tìm hiểu nhiều mô hình và nhận thấy nuôi gà đẻ cho hiệu quả kinh tế ổn định, hiệu quả hơn cả. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, Duy mạnh dạn tìm gặp, kết nối với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. Duy cho biết: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam chấp nhận sẽ bao tiêu, thu mua toàn bộ trứng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là công ty có những yêu cầu nghiêm ngặt về thức ăn, thuốc phòng bệnh, quy trình chăn nuôi…và nhất là yêu cầu về sản phẩm. Công ty chỉ thua mua trứng đảm bảo chất lượng như đều màu, vỏ cứng, không có màu trắng…

Nhận thấy đây có thể là hướng phát triển kinh tế cho thu nhập ổn định nên Duy đã bàn bạc cùng gia đình đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại theo đúng quy định. Khi bắt tay vào nuôi đã có những năm Duy thất bại do nắng nóng, gà chết chịu lỗ hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, kiên trì vừa làm, vừa học hỏi, để khắc phục điều kiện thời tiết nắng nóng, Duy đã đầu tư dàn mát tự động; xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Thức ăn, thuốc phòng bệnh…mua của Công ty theo đúng yêu cầu. Công ty đã bố trí bác sỹ thú y trực tiếp hướng dẫn gia đình Duy về kỹ thuật chăn nuôi và chăn sóc nên phần nào hạn chế được dịch bệnh.

Hiện nay, Duy đang duy trì quy mô chăn nuôi 5.000 gà đẻ, cung cấp trên 4.000 trứng mỗi ngày. Giá trứng được công ty thu mua 15.500 đồng/chục. Như vậy, trừ mọi chi phí, mỗi năm, Duy thu lãi từ 150 – 200 triệu đồng. Đầu ra được Công ty cổ phần chăn nuôi C.P ký kết bao tiêu; công ty hỗ trợ miễn phí gà giống.

Duy chia sẻ: Đây là mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, phù hợp với hộ gia đình. Điều quan trọng là các bạn trẻ phải mạnh dạn, tích cực tìm tòi, học hỏi và kiên trì vì công ty có những yêu cầu, đòi hỏi khá nghiêm ngặt về quy trình nuôi cũng như chất lượng sản phẩm. Mình sẵn sàng đón tiếp và chia sẻ với các bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp về kinh nghiệm chăn nuôi gà đẻ quy mô tập trung.

 Dương Liễu


Các tin khác


Chàng trai đất Mường bắc cầu cho dê vượt núi

(HBĐT) - Người nông dân 33 tuổi này sinh ra, lớn lên và gắn bó với rừng, với thung lũng và thuộc từng đường đi, vách đá, cây rừng ở đây. Người chúng tôi muốn nhắc đến là anh Bùi Văn Phương, xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn đã chọn nuôi dê để khởi nghiệp. Nhờ dám nghĩ, dám làm đã đem lại thành công cho anh.

Khởi nghiệp từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Quyết tâm thoát nghèo với mô hình kinh tế tổng hợp, cuộc sống của gia đình ông Đinh Đức Hữu (xóm Đằm, xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) ngày càng đủ đầy. Đến nay, ông luôn được biết đến là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao của xã.

Người phụ nữ với quyết tâm phục hồi "thương hiệu" cam V2 trên đất Phú Thành

(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện đang là một trong những vùng trọng điểm trồng cam, năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng riêng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến khu trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất anh hùng này. Đó là trang trại của gia đình chị Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành, Lạc Thủy.

Gia đình tiên phong sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.

Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Anh Đỗ Đức Võ, xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ năm 2008 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn khởi nghiệp, anh phải huy động anh em, họ hàng, vay Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cho mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). Sau 9 năm khởi nghiệp với niềm đam mê, sự nhạy bén với thị trường, đến nay, thu nhập của gia đình anh đạt 1,3 tỷ đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục