(HBĐT) - Thành lập từ tháng 4/2018, HTX sản xuất rau an toàn (RAT) Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang được Đinh Thị Quyết - cô gái Mường SN 1986 ở xóm Biệng "chèo lái”. Quyết hiện đang nắm giữ vai trò Giám đốc HTX, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thị trường.


Giám đốc HTX sản xuất rau an toàn Đinh Thị Quyết kiểm tra chất lượng rau su su tại vùng trồng VietGAP.

10 năm gắn bó với cây su su

Trước đây, Quyết là khuyến nông viên của xã nên khi cây su su mới triển khai mô hình ở vùng cao Quyết Chiến, Quyết là một trong những người trực tiếp chỉ đạo mô hình khuyến nông, tham gia trồng điểm với diện tích gần như lớn nhất. Lúc đầu, nhiều bà con tỏ ra nghi ngại và cho rằng trồng ngô ăn chắc hơn su su. Từ chỗ trực tiếp đứng ra làm, cho thấy cây su su mang về hiệu quả kinh tế cao hơn cộng với tuyên truyền, hướng dẫn, Quyết đã thuyết phục được nhiều gia đình hội viên phụ nữ ở xóm Biệng và các xóm lân cận trồng, mở rộng diện tích loại rau này.

Từng có thời điểm, tiêu thụ rau su su gặp khó khăn, giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg giảm xuống 1.000 – 2.000 đồng/kg. Rau su su Quyết Chiến khó tiếp cận ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc bởi lý do chưa được biết đến như một thương hiệu. Lúc này, su su là cây trồng chủ lực trong sản xuất, yếu tố giá thành và những trở ngại trong tiêu thụ gây lực cản lớn đối với việc duy trì và phát triển cây trồng này. Năm 2013, để tháo gỡ khó khăn, HTX Quyết Thắng ra đời và Quyết là một trong những thành viên tham gia tổ thu gom sản phẩm rau su su của bà con, chuyển đi các nơi từ thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), TP Hòa Bình đến Hà Nội và một số tỉnh bạn. Cùng thời gian này, một số đầu mối khác cũng lên vùng cao thu gom cho bà con giúp tình hình tiêu thụ được cải thiện lên.

Hiện tại, diện tích su su toàn xã Quyết Chiến đạt xấp xỉ 60 ha. Vấn đề tiêu thụ cơ bản được giải quyết, mức giá bình quân năm 2018 dao động 4.500 - 5.000 đồng/kg. Kể từ năm 2008 đến nay, gia đình Quyết trồng ổn định rau su su trên diện tích 4.000 m2. Nếu như những năm trước, thu nhập bình quân từ rau su su đạt khoảng 100 - 110 triệu đồng thì năm 2018, thu nhập của gia đình tăng lên gần gấp rưỡi. Sở dĩ có thêm lợi nhuận là nhờ giá rau su su kể từ sau khi tham gia thành viên HTX có sự tăng thêm…

Chọn sản xuất VietGAP là hướng phát triển bền vững

Rau su su ở vùng cao Quyết Chiến được bà con sản xuất theo phương pháp an toàn. Tuy nhiên, cách đây vài năm, điều này chưa được kiểm chứng và chưa có tổ chức nào đánh giá, xác nhận. Đến tháng 8/2016, sau nhiều nỗ lực, nhãn hiệu tập thể "Su su Tân Lạc” được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn lãnh thổ quốc gia với chủ sở hữu là HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng. 55 hộ thành viên, trong đó có gia đình Đinh Thị Quyết được sử dụng nhãn hiệu này.

Tháng 4/2017, được sự hỗ trợ của tổ chức GNI (Hàn Quốc), lúc đó, Quyết là chi hội trưởng phụ nữ xóm Biệng đã tích cực tuyên truyền, vận động chị em phát triển các loại rau phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng xứ lạnh ở địa phương, đảm bảo liên kết tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, đồng thời su su vẫn giữ vị thế rau chủ lực. Đặc biệt, Quyết vận động chị em trồng rau su su và các loại rau khác theo quy trình VietGAP, trong đó tổ chức GNI hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn và các vấn đề liên quan đến thủ tục chứng nhận, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Bước ngoặt quan trọng là sau một thời gian chuẩn bị, hình thành vùng sản xuất rau được chứng nhận VietGAP với diện tích 17 ha, HTX sản xuất RAT Quyết Chiến đã chính thức thành lập, bầu ra Ban quản trị gồm 3 người, Quyết được bầu làm Giám đốc HTX. Quyết chia sẻ: Sau thời gian khá vất vả trong việc vận động, HTX đã tập hợp được hơn 20 hộ thành viên tham gia. HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có con dấu riêng, vốn điều lệ 200 triệu đồng. Đáng mừng là đến nay, HTX đã kết nạp thêm những thành viên mới, nâng tổng số thành viên lên 40 người.

Với Quyết, hoạt động sản xuất và tiêu thụ RAT là vấn đề "xương sống” trong vận hành HTX. Diện tích 17 ha rau su su của các hộ thành viên HTX đã được chứng nhận VietGAP chính là "chìa khóa vàng” để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường trong nước. Trực tiếp nắm giữ mảng thị trường, Quyết hiểu thứ mà người tiêu dùng cần là sản phẩm sạch, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Xác định không ai có thể làm thay, Quyết thuê xe, có những khi phải lặn lội từ 2 - 3 giờ sáng để kịp xuống các điểm tiêu thụ chào hàng và tiếp cận các đầu mối. Mặt khác, Quyết đặt vấn đề với các tổ chức liên minh HTX, Hội LHPN tỉnh đưa sản phẩm đi chào hàng, tham gia các hội chợ để kết nối thị trường, quảng bá thương hiệu.

Cũng từ đây, với sự quản lý, điều hành của cô gái người dân tộc Mường Đinh Thị Quyết, HTX sản xuất RAT Quyết Chiến đã có những bước đi và hiệu quả đầu tiên. Sản phẩm rau su su của HTX với chất lượng an toàn VietGAP, có đầy đủ tem nhãn, bao bì đã vươn tới thị trường lớn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Các đơn vị phân phối lớn như Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco và một số siêu thị, cửa hàng rau sạch ở thủ đô Hà Nội đã chính thức hợp đồng đơn hàng. Sản phẩm rau sạch do hộ thành viên sản xuất được nâng đáng kể về giá trị nhờ đạt chứng nhận VietGAP. Giá rau su su sơ chế được HTX tổ chức thu mua 6.500 đồng/kg. Với 7 tháng thu hái (từ tháng 4 – 11), rau su su VietGAP cho sản lượng 63 tấn/ha, thu nhập bình quân khoảng 400 triệu đồng/ha. Việc sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP của HTX ổn định cũng tạo niềm tin để nông dân yên tâm sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và ngày càng thu hút, tập hợp thành viên.


                                                                 Thu Hằng



Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục