(HBĐT) - Trồng sả không mất nhiều công chăm sóc, giống dễ kiếm, phù hợp với nhiều loại đất, yêu thích mùi tinh dầu sả... đó là những lý do để chị Đinh Thị Huệ, HTX dịch vụ tổng hợp An Sinh, thôn chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thuỷ) xây dựng ý tưởng trồng sả, sản xuất tinh dầu, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Ý tưởng của chị Huệ bước đầu có thành công nhất định.


 

Chị Đinh Thị Huệ giới thiệu sản phẩm tinh dầu sả tại "Phiên chợ truyền thông - câu chuyện khởi nghiệp" tổ chức ở huyện Lương Sơn.

Chị Đinh Thị Huệ cho biết: Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao hiệu quả lao động, phát triển kinh tế, đặc biệt là góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, sản xuất theo hướng hàng hóa và khép kín đem lại giá trị kinh tế cao cho người lao động, cùng với ý tưởng khởi nghiệp từ cây sả, tôi thấy việc thành lập HTX An Sinh để tập hợp các hộ hội viên phụ nữ cùng trồng sả đã giúp các chị có được nguồn nguyên liệu ổn định, từ đó phát triển ý tưởng.

Qua tìm hiểu thị trường cũng như tham khảo đất tại xã, HTX đã tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Cây sả được lựa chọn trồng trên diện tích 5 ha. HTX đã liên hệ với Công ty An Lạc Hoa sản xuất thử nghiệm năm đầu tiên. Kết quả cho thấy, chi phí cho cây trồng thấp. Công chăm sóc ít, thời gian thu hoạch kéo dài, trồng 1 lần có thể thu 4-5 năm. Mỗi năm thu 4 lứa, mỗi lứa thu trên 1 tấn nguyên liệu. Bình quân 1 sào trồng sả chưng cất được 4 lít tinh dầu. Như vậy, 1 sào trồng sả thu nhập từ tinh dầu 12 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn 8 triệu đồng (tương đương 1,3 tấn lúa). Nếu đủ điều kiện phát triển theo dự tính thì lợi nhuận từ lá và củ sả trồng trên 1ha thu được từ 100-130 triệu đồng. Đặc biệt, trồng sả với quy trình khép kín như: trồng sả - thu tinh dầu - sản xuất phân bón vi sinh hoặc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sẽ đem lại thu nhập cao.

Chị Đinh Thị Huệ chia sẻ thêm: Vấn đề đầu ra cho sản phẩm tinh dầu sả rất đa dạng. Với nhiều công dụng như: Có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cực mạnh nên sử dụng thường xuyên trong nhà sẽ giúp không khí nơi ở luôn sạch sẽ, giảm khả năng bị bệnh về đường hô hấp lại có mùi thơm dễ chịu, có thể sản xuất mỹ phẩm, xà phòng... nên đầu ra cho sản phẩm cũng mở rộng. Trong dịp tham gia trưng bày sản phẩm tại "Phiên chợ truyền thông - câu chuyện khởi nghiệp" của Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại huyện Lương Sơn, sản phẩm tinh dầu sả được nhiều người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn và một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn lưu tâm đặt hàng sử dụng sản phẩm tinh dầu của HTX.

Dù trước mắt còn nhiều những khó khăn về đất trồng sả manh mún, không đồng đều, mặt bằng thu gom nguyên liệu và sản xuất khép kín chưa có. HTX lại mới thành lập, còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường… Tuy nhiên, chị Huệ và các chị em trong HTX vẫn tự tin, nỗ lực tiếp tục học hỏi, sáng tạo để đưa sản phẩm tiếp cận và khẳng định vị trí trong thị trường tiêu thụ.

Hồng Duyên


Các tin khác


Cô gái Mường “chèo lái” hợp tác xã sản xuất rau an toàn Quyết Chiến

(HBĐT) - Thành lập từ tháng 4/2018, HTX sản xuất rau an toàn (RAT) Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang được Đinh Thị Quyết - cô gái Mường SN 1986 ở xóm Biệng "chèo lái”. Quyết hiện đang nắm giữ vai trò Giám đốc HTX, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thị trường.

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp


Bài 2 – Đề cao trách nhiệm vì cộng đồng

(HBĐT) - Nhiều năm liền giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ và hiện tại là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật của tỉnh, doanh nhân Hà Văn Thắng, vị CEO của Công ty CP 26-3 Hòa Bình thường xuyên có mặt trong các diễn đàn về KT -XH. Trong các diễn đàn này, anh sẵn sàng sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm trên thương trường cho thế hệ trẻ đang thực hiện ước mơ lập thân, lập nghiệp trong đó thể hiện rõ cái tâm hướng về cộng đồng.

 

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp

(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.

Người thợ may giàu nghị lực

(HBĐT) - Số phận không may đã cướp đi đôi chân của chị. Nhưng bằng nghị lực, chị đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Hiện giờ chị là chủ một cơ sở may và tạo việc làm cho nhiều chị em trong thôn, xóm. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là chị Bùi Thị Miền (SN 1978), người thợ may không chân, trú tại xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phiên chợ truyền thông – câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.

Nữ Trưởng xóm kiên trì đưa cây Sachi về vùng quê nghèo

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây Sachi hiệu quả ở xóm Khạng. Dù đã được đồng chí Bùi Văn Nức, công chức Văn phòng UBND xã Địch Giáo nói trước sẽ xuống gặp cán bộ xóm, thăm mô hình nhưng chúng tôi không ngờ được người phụ nữ trẻ có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn mặc giản dị trước mặt là trưởng xóm Hà Thị Hạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục