(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.


Ghé thăm xưởng may của gia đình anh Hân vào những ngày cuối năm, thời điểm công nhân tất bật tăng ca để hoàn thành các đơn hàng trước dịp Tết Nguyên đán. Dẫn chúng tôi đi thăm xưởng, anh Hân chia sẻ: "Trước khi bén duyên với nghề may, tôi đã làm đủ thứ nghề như lái xe, bán bánh mỳ, khai thác vật liệu xây dựng… nhưng công việc đều không thuận lợi. Năm 2016, tôi đầu tư mua 5 chiếc máy may, thuê công nhân may tại nhà để nhận gia công quần áo. Tại thời điểm đó, tôi gặp nhiều khó khăn vì không nắm được kỹ thuật may, bản thân cũng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang. Chính vì vậy, tôi phải thuê người phụ trách khâu kỹ thuật để đảm bảo phát triển và mở rộng xưởng may. Đồng thời tôi tạm nghỉ việc lái xe, trau dồi kỹ thuật may má và tập trung công việc quản lý nhà xưởng.


Anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) tận tình hướng dẫn kỹ thuật may cho công nhân.

Nhờ ý chí vươn lên, đến nay, diện tích xưởng may của gia đình anh Hân đã được mở rộng lên 300 m2 với khoảng 70 chiếc máy may. Cùng với đó là hệ thống máy vắt chỉ, dập cúc, bàn là hơi, máy vắt sổ được trang bị đầy đủ. Hiện nay, xưởng may của anh Hân sản xuất theo dây chuyền, theo đó mỗi công nhân phụ trách một công đoạn để cùng tạo ra sản phẩm. Trung bình mỗi tháng đạt khoảng 18.000 sản phẩm, tuy nhiên số lượng có thể tăng, giảm tùy vào độ khó của các đơn hàng. Thị trường chủ yếu là trong nước và xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc… Lợi nhuận năm 2018 của gia đình anh Hân đạt 400 triệu đồng.

Anh Hân cho biết thêm, một trong những khó khăn khi phát triển xưởng may là nguồn vốn. Hiện nay, chi phí vận hành xưởng may của gia đình anh Hân dao động khoảng 40 triệu đồng/tháng, chưa kể lương, thưởng của nhân viên. Ngoài ra, các đơn hàng sau khi hoàn thành chưa được thanh toán cũng gây khó khăn trong việc chậm trả lương nhân viên và nhận các đơn hàng kế tiếp. Bên cạnh đó, xưởng may mới đi vào hoạt động từ năm 2016, đa số công nhân còn yếu về kỹ thuật và thẩm mỹ. Chính vì vậy, các thành viên có nhiều kinh nghiệm thường xuyên quan tâm, giúp đỡ công nhân mới để nâng cao tay nghề và hoàn thiện kỹ năng may vá. Qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh nâng cao thu nhập cho gia đình, xương may của anh Hân hiện giải quyết việc làm cho 58 lao động người địa phương với thu nhập từ 4- 5 triệu đồng/tháng. Một số công nhân tiêu biểu thường xuyên tăng ca có thu nhập từ 8 - 9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh Hân hỗ trợ công nhân kinh phí ăn trưa, xăng xe; thường xuyên thăm hỏi và động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực nhiều hơn để vươn lên trong cuộc sống.

Tiên phong phát triển mô hình may gia công, anh Hân đã giúp gia đình cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời giải quyết được việc làm ổn định với mức thu nhập khá cho lao động địa phương. Vừa qua, anh Hân được nhận bằng khen của UB MTTQ tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2016 - 2018”.


Đức Anh


Các tin khác


Cô giáo đam mê với nghề làm đẹp

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Thùy Dung, phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) chia sẻ: Có niềm đam mê, có kiến thức về nghề, có chiến lược kinh doanh cụ thể, xác định dịch vụ mũi nhọn trong spa, xây dựng thương hiệu uy tín là 5 yếu tố quyết định thành công của Ryby spa.

Thu nhập tiền tỷ từ chăn nuôi gia công cho Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam

(HBĐT) - Được lãnh đạo huyện Lương Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2 B, xã Thành Lập. Ông Lâm là điển hình trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả, ông Lâm đã thành công với mô hình chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam.

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

Bài 3 - Từng bước đưa Đông trùng hạ thảo Mai châu ra thị trường

(HBĐT) - Trên thị trường hiện nay, Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) nhập khẩu có giá "siêu đắt”, khoảng từ 1 - 2 tỷ đồng/kg sấy khô, còn các thương hiệu ĐTHT được nuôi trồng tại Việt Nam thì chưa có chỗ đứng. Đặc biệt, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao do người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin về sản phẩm, do đó ĐTHT vẫn khá xa lạ với số đông người tiêu dùng. Thực tế này đã đặt ra nhiều thử thách cho doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

Bài 2 - Ngã ở đâu đứng dậy ở đó

(HBĐT) - Quyết định từ bỏ công việc Nhà nước gắn bó nhiều năm. Dốc sức, dốc tiền khởi nghiệp cách xa nhà gần 2.000 km. Nhớ con, trăn trở trách nhiệm với gia đình. Và thất bại! Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) chết hàng loạt vì cái nóng đốt cháy da thịt của đất Mai Châu những ngày tháng 5. Út Hạnh tưởng như trắng tay!

Từ Út Hạnh đến doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh

(HBĐT) - 8,8 tỷ đồng đã được chị "liều lĩnh” đổ xuống mảnh đất Thung Khe, quanh năm sương mù bao phủ, bốn bề núi đá nhấp nhô. Để theo đuổi dự án khởi nghiệp của mình, cứ tối thứ sáu là chị Huỳnh Châu Hạnh (thường trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đáp chuyến bay TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và lên đến Mai Châu khi trời mờ sáng. Dành trọn 2 ngày cho trang trại Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - Herbal King Mai Châu (tại xóm Thung Khe, xã Thung Khe, huyện Mai Châu). Đêm chủ nhật chị lại bay ngược vào TP Hồ Chí Minh để sáng hôm sau trở về với công việc cơ quan cũng như chăm sóc gia đình. Như "cô gái lấm bùn”, sau hơn 1 năm được chăm chút, gột rửa, đỉnh Thung Khe giờ đây rực rỡ sắc hoa 3 miền, ngát hương thơm từ những cốc trà ĐTHT. Út Hạnh đã góp phần mang đến cho cửa ngõ Mai Châu luồng sinh khí tươi mới, tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư tìm đến với Mai Châu.

Anh Hoàng Văn Giang làm giàu từ trồng dổi

(HBĐT) - Yêu đất, yêu cây, tư duy khác với nhiều người, sau hơn chục năm, anh Hoàng Văn Giang đã sở hữu vườn dổi 400 cây, được xem có quy mô lớn nhất vùng đất Lạc Sơn. Ngoài ra, gia đình anh nuôi hàng trăm con lợn bản địa, trồng 2 ha cam lòng vàng đang ở thời kỳ kinh doanh. Mô hình kinh tế này đang vận hành đúng quỹ đạo và chỉ trong ít năm nữa, anh Giang có thể thu nhiều tỷ đồng từ bán hạt dổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục