(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.
Đồng chí Bùi Văn Luyện, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Mỹ Thành cho biết: Mỹ Thành là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Lạc Sơn. Kinh tế hộ gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do còn hạn chế về đất canh tác, kỹ thuật, giống, vốn nên năng suất thấp cây trồng vật nuôi thấp. Để có thêm thu nhập, nhiều lao động địa phương buộc phải đi làm ăn xa. Vấn đề này cũng đã gây nhiều hệ lụy cho địa phương khi nhiều gia đình bỏ lại con cho ông bà để đi làm ăn xa, hoặc một bộ phận thanh niên dính vào tệ nạn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhận thấy xã có lợi thế về kinh tế rừng, trong đó, nghề nuôi ong mật là nghề truyền thống được người dân duy trì, sản phẩm chất lượng mật ong Mỹ Thành bước đầu đã được thị trường công nhận, xã đã chỉ đạo thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An nhằm xây dựng thương hiệu mật ong thành sản phẩm đặc trưng riêng của xã.
Sản phẩm mật ong rừng của Mỹ Thành được trưng
bày tại Trung tâm HTCĐ xã để giới thiệu, quảng bá thương hiệu đến người dân.
Hiện nay, HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An hiện có 14 thành viên với hơn 200 tổ ong. Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất khoảng 1.600 lít mật ong, chất lượng mật ong đảm bảo nên sản phẩm tiêu thụ rất thuận lợi. Điểm khác biệt tại HTX Thành An chính là việc HTX đã quan tâm xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Anh Bùi Văn Xước, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An cho biết: Trước đây, chúng tôi đã nuôi ong nhưng chủ yếu là làm manh mún nên sản phẩm bán ra nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của xã, chúng tôi cần xây dựng thương hiệu để giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường. Khi thành lập HTX, xây dựng thương hiệu mật ong Thành An, chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp kết nối thị trường từ Liên minh HTX tỉnh, các ngành chức năng. Điều này thật sự rất có ý nghĩa, nó không chỉ giúp tiêu thụ sản phẩm mà còn nâng tầm thương hiệu sản phẩm của mình, giá thành sản phẩm cũng được đảm bảo. Hiện nay, sản phẩm mật ong Thành An đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN. Khi nhãn hiệu được công nhận, sản phẩm của chúng tôi sẽ dễ dàng tiếp cận với các thị trường hơn.
Không chỉ quan tâm xây dựng thương hiệu mật ong, HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất cả các thành viên trong HTX đã cam kết sản xuất mật ong rừng nguyên chất, đảm bảo chất lượng. Anh Bùi Văn Xước chia sẻ: Mật ong khác với loại hàng hóa khác, không thể chạy theo số lượng. Người dùng mật ong không dùng nhiều mà cần loại mật ong thật sự chất lượng. Vì vậy, chúng tôi quán triệt các thành viên trong HTX của mình thà không có mật bán còn hơn bán mật không đảm bảo. Qua nhiều năm kinh nghiệm, các thành viên tổ HTX đã nắm được thời điểm quay mật tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi cũng đang tính đến phương án phát triển vùng cây dược liệu phù hợp để có thể cho ra dòng sản phẩm mật ong kết hợp dược liệu.
Chính sự chủ động xây dựng và gìn giữ thương hiệu, mật ong Thành An đã bước đầu được thị trường chấp nhận. Hiện nay, trung bình mỗi lít mật ong Thành An được bán với giá 300 ngàn đồng. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đết đó. HTX cũng đã bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình tại các hội chợ, các gian trưng bày của tỉnh, huyện. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Luyện, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ nuôi ong manh mún, nhỏ lẻ, xã đang tuyên truyền vận động để người dân tham gia HTX, cam kết sản xuất theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng để gìn giữ thương hiệu. Bên cạnh đó, để sản phẩm đứng vững trên thị trường, xã mong muốn nhận được sự trợ giúp của huyện, của các ngành liên quan. Sự trợ giúp về kết nối thị trường, đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công tác quản lý, điều hành để HTX.
P.L
(HBĐT) - Được lãnh đạo huyện Lương Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2 B, xã Thành Lập. Ông Lâm là điển hình trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả, ông Lâm đã thành công với mô hình chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam.
Bài 3 - Từng bước đưa Đông trùng hạ thảo Mai châu ra thị trường
(HBĐT) - Trên thị trường hiện nay, Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) nhập khẩu có giá "siêu đắt”, khoảng từ 1 - 2 tỷ đồng/kg sấy khô, còn các thương hiệu ĐTHT được nuôi trồng tại Việt Nam thì chưa có chỗ đứng. Đặc biệt, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao do người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin về sản phẩm, do đó ĐTHT vẫn khá xa lạ với số đông người tiêu dùng. Thực tế này đã đặt ra nhiều thử thách cho doanh nhân Huỳnh Châu Hạnh trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bài 2 - Ngã ở đâu đứng dậy ở đó
(HBĐT) - Quyết định từ bỏ công việc Nhà nước gắn bó nhiều năm. Dốc
sức, dốc tiền khởi nghiệp cách xa nhà gần 2.000 km. Nhớ con, trăn
trở trách nhiệm với gia đình. Và thất bại! Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) chết hàng
loạt vì cái nóng đốt cháy da thịt của đất Mai Châu những ngày tháng 5. Út Hạnh
tưởng như trắng tay!
(HBĐT) - 8,8 tỷ đồng đã được chị "liều lĩnh” đổ xuống mảnh đất Thung Khe, quanh năm sương mù bao phủ, bốn bề núi đá nhấp nhô. Để theo đuổi dự án khởi nghiệp của mình, cứ tối thứ sáu là chị Huỳnh Châu Hạnh (thường trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đáp chuyến bay TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và lên đến Mai Châu khi trời mờ sáng. Dành trọn 2 ngày cho trang trại Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - Herbal King Mai Châu (tại xóm Thung Khe, xã Thung Khe, huyện Mai Châu). Đêm chủ nhật chị lại bay ngược vào TP Hồ Chí Minh để sáng hôm sau trở về với công việc cơ quan cũng như chăm sóc gia đình. Như "cô gái lấm bùn”, sau hơn 1 năm được chăm chút, gột rửa, đỉnh Thung Khe giờ đây rực rỡ sắc hoa 3 miền, ngát hương thơm từ những cốc trà ĐTHT. Út Hạnh đã góp phần mang đến cho cửa ngõ Mai Châu luồng sinh khí tươi mới, tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư tìm đến với Mai Châu.
(HBĐT) - Yêu đất, yêu cây, tư duy khác với nhiều người, sau hơn chục năm, anh Hoàng Văn Giang đã sở hữu vườn dổi 400 cây, được xem có quy mô lớn nhất vùng đất Lạc Sơn. Ngoài ra, gia đình anh nuôi hàng trăm con lợn bản địa, trồng 2 ha cam lòng vàng đang ở thời kỳ kinh doanh. Mô hình kinh tế này đang vận hành đúng quỹ đạo và chỉ trong ít năm nữa, anh Giang có thể thu nhiều tỷ đồng từ bán hạt dổi.
(HBĐT) - Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư loại khá, anh Bùi Văn Tường, xóm Sung 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lựa chọn con đường khởi nghiệp tại quê hương với mô hình chọn và nhân giống cây dổi, cùng một số loại cây đặc sản khác ở địa phương. Sau 5 năm, với sự cần cù, chịu khó, vườn ươm đã đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chàng kỹ sư trẻ người Mường.