(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kim Bôi xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhờ đó, các hộ hội viên nông dân, các gia trại, tổ hợp tác chủ động xây dựng liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình trồng rau đậu thực phẩm cho giá trị cao.
Chúng tôi đến thăm hộ ông Bùi Văn Lực, xóm Khoang, xã Sơn Thủy - điển hình hội viên nông dân SXKD giỏi nhiều năm của huyện, xã. Từ mô hình trồng nhãn trên 2 ha, gia đình ông có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông tạo việc làm thời vụ cho khoảng 10 nhân công với thu nhập trên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Là hội viên nông dân năng nổ, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động xã, huyện phát động, ông luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ hội viên nông dân về kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua của nông dân trên địa bàn.
Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi hiện có 20.666 hội viên, sinh hoạt ở 156 chi hội và 416 tổ Hội. Để phong trào đi vào chiều sâu, tạo điều kiện cho hội viên đạt được danh hiệu đã đăng ký, hàng năm, các cấp Hội chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn chuyển giao KHKT cho cán bộ, hội viên. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội tổ chức 1 lớp chuyên đề phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho 30 hội viên nông dân tại xã Kim Bôi; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh mở 1 lớp dạy nghề chăn nuôi gà hữu cơ tại xã Hạ Bì cho 30 hội viên. Đồng thời, các cấp Hội thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp tín chấp và ký hợp đồng cung ứng 36 tấn phân bón theo phương thức trả chậm cho nông dân phục vụ sản xuất; hướng dẫn 27/27 cơ sở Hội tổ chức hoạt động trực tiếp tư vấn dịch vụ hỗ trợ nông dân có hiệu quả.
Với những việc làm thiết thực, phong trào đã thu hút, khích lệ hàng nghìn hội viên nông dân hưởng ứng, tham gia, giúp các hội viên đổi mới tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Trong phong trào xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu như: trồng nhãn ở xã Sơn Thủy, chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả ở xã Kim Truy, sản xuất dịch vụ ở xã Bắc Sơn, trồng rau an toàn ở xã Hạ Bì… Nhiều nông dân thông qua phong trào đã vượt khó, vươn lên làm giàu. Điển hình như hội viên Bùi Văn Mến, xóm Khoang, xã Sơn Thủy với mô hình trồng nhãn, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; hội viên Bùi Thị Chín, xóm Cầu, xã Bắc Sơn với mô hình kinh doanh dịch vụ tổng hợp, thu nhập trên 700 triệu đồng/năm; hội viên Bùi Văn Binh, xóm Dứng, xã Kim Truy với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi lợn, thu nhập gần 520 triệu đồng/năm...
Đồng chí Quách Tự Trọng, Phó Chủ tịch HND huyện Kim Bôi cho biết: Các cấp HND huyện đã tích cực, nỗ lực trong công tác tổ chức, chỉ đạo, yêu cầu thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phong trào, hoạt động ở các cơ sở Hội. Nhờ đó, phong trào ngày càng đi vào nề nếp, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 4.757 hộ hội viên nông dân tại 17 cơ sở Hội đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Thời gian tới, Hội tiếp tục hỗ trợ vốn, kỹ thuật giúp hội viên, nông dân đầu tư phát triển sản xuất, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Thu Hằng
(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu và dần trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích luỹ qua nhiều năm, nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun (xã Xăm Khoè) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng trồng cây kém hiệu quả sang trồng dưa lê. Đến nay, mô hình của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học hỏi.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao.
(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.