(HBĐT) - "Chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi theo tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Đà Bắc" của chị Trịnh Thị Thanh Hòa, hội viên phụ nữ huyện Đà Bắc thành viên CLB thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2019" và lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".
Chị Trịnh Thị Thanh Hòa (đứng giữa) thường xuyên đến các vùng nguyên liệu hỗ trợ, động viên bà con kỹ thuật trồng, phát triển cây sacha inchi.
Ý tưởng của Thanh Hòa được đánh giá cao không chỉ bởi ý tưởng có tính ứng dụng thực tiễn; bởi quyết tâm, tâm thế của một cán bộ trẻ năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, quyết tâm bứt phá, mà ý tưởng còn được đánh giá có ý nghĩa chính trị, xã hội cao khi các địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức liên kết chuỗi giá trị.
Chị
Thanh Hòa chia sẻ: Với hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết (phát triển liên
kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình HTX), dự án đặt ra mục
tiêu: trồng và cung cấp các sản phẩm từ cây sacha inchi (cây sachi) đáp ứng một
phần nhu cầu của cả nước và xuất khẩu đi các nước trên thế giới; tận dụng đất
đồi hoang hóa chuyển đổi trồng cây sachi có giá trị kinh tế cao; góp phần phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi đất thích ứng với biến
đổi khí hậu. Đặc biệt, dự án đặt mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị
dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng; giải quyết việc
làm cho từ 400 - 500 lao động nông nhàn (nhất là phụ nữ người dân tộc thiểu số
tại địa phương)...
Để
thực hiện mục tiêu đề ra, năm 2018, Thanh Hòa với vai trò là thành viên Ban
Quản trị HTX Dịch vụ nông nghiệp (Trụ sở tại xóm Máy 2, xã Hòa Bình, thành phố
Hòa Bình) đã triển khai các hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và dịch vụ vật
tư nông nghiệp. Doanh thu trong năm đầu triển khai Dự án đạt 1,3 tỷ đồng. Năm
2019, phấn đấu đạt doanh thu từ 2,5 đến 3 tỷ đồng và ký được một số hợp đồng
bao tiêu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi với một số công ty, đơn vị trong nước
như: Hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm thô của cây Sacha inchi với Tập đoàn
Tâm Hoàng Việt (thời hạn hợp đồng dài hạn lên đến 20 năm); ký bản cam kết ghi
nhớ hợp tác về việc hỗ trợ thương mại hóa công nghệ giữa HTX với Công ty DHC
Agrio tại Busan - Hàn Quốc...
Tính
đến tháng 3/2019, HTX đã liên kết với 250 hộ nông dân trồng khoảng 100 ha cây sachi tại 5 xã
của huyện Đà Bắc và xã Hòa Bình (TP Hòa Bình); trồng hơn 10 ha nghệ đỏ cao sản Cuba,
trồng 5 ha
xạ đen theo đơn đặt hàng nguyên liệu của Công ty CP Nghệ Việt và Công ty CP
Dược liệu Bình An; 20 ha
ngô ngọt 2 vụ/năm cung cấp cho Công ty CP Thực phẩm Á Châu và 15 ha trồng mới bơ Mã Dưỡng
liên kết với công ty chế biến, dự kiến phục vụ nguyên liệu bơ sấy nội địa và
xuất khẩu.
Chị
Thanh Hòa chia sẻ thêm: "Hòa sachi” - tên gọi gần gũi, ý nghĩa mà chị em hội
viên, các bạn đoàn viên thanh niên và mọi người đã gọi trong thời gian gần đây
là sự động viên, tạo động lực để tôi nỗ lực hơn nữa thực hiện mục tiêu phát
triển sản phẩm sachi nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tại địa
phương. Những kết quả hôm nay đạt được chưa phải là thành công. Tôi vẫn đang nỗ
lực vừa thực hiện dự án vừa nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm sự hỗ trợ, định
hướng để tạo cơ hội bứt phá.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Sở KH&CN và các đơn vị đồng hành tổ chức "Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019”; chung kết, trao giải cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất"; kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chỉ đạo Ngày hội.
(HBĐT) - Như thường lệ, hàng năm, cây đặc sản quýt Ôn Châu mở đầu cho vụ thu hoạch cây ăn quả có múi niên vụ 2019 - 2020 của nông dân vùng thủ phủ cam Cao Phong. Người trồng giống quýt chín sớm này đang trong tâm thế hân hoan bởi năng suất, chất lượng quả vẫn ổn định. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ mạnh trên thị trường.
(HBĐT) - Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, diện tích đất rừng chiếm trên 80%, đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để các hộ dân ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
(HBĐT) - Từ thành công của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm linh chi từ nguyên liệu cây gỗ keo tươi và mùn cưa" do Sở KH&CN triển khai, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh, phố Tân Lập, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) là đơn vị được chuyển giao ứng dụng để tiếp tục nghiên cứu phát triển và tiến hành sản xuất thương mại. Quả thể nấm linh chi trồng trên cây thân gỗ (nấm linh chi đỏ) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất được lựa chọn là sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2019.
(HBĐT) - Trong những ngày cuối tháng 8, khí thế chào mừng ngày Quốc khánh của dân tộc dường như tiếp thêm tinh thần lao động sản xuất tới hàng vạn công nhân tại các nhà máy, công xưởng trên địa bàn tỉnh. Phong trào thi đua lao động sản xuất hăng hái, sôi nổi tạo động lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Xác định vai trò của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là lực lượng tiên phong trong các lĩnh vực, những năm qua, tuổi trẻ xã Trường Sơn (Lương Sơn) luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trên mặt trận kinh tế, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới (NTM).