(HBĐT) - Ở xã Đông Bắc (Kim Bôi), thanh long được biết đến là một trong những cây ăn quả dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn tạp để trồng thanh long. Theo thống kê, Hội CCB xã có 15 hội viên tham gia phát triển mô hình với tổng diện tích gần 10 ha. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
Cựu chiến binh Bùi Hải Nhuận, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) phát triển hiệu quả mô hình trồng thanh long với tổng thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Hội CCB xã Đông Bắc có 269 hội viên, sinh hoạt tại 6 chi hội. Từ năm 2015 trở lại đây, mô hình trồng cây thanh long được mở rộng diện tích tại các xóm Đồng Nang, Trang, Ve, Rạnh… Đây là những khu vực có diện tích đất bằng phẳng, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Thanh long là cây trồng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh và không tốn công chăm sóc. So với những cây trồng khác, thanh long cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô, khoai, sắn... Đặc biệt, cây sau khi trồng 1 năm có thể cho thu bói, từ năm thứ hai năng suất cao gấp đôi năm thứ nhất. Chu kỳ thu hoạch kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 12 và sau 15 năm mới cần cải tạo đất, giống mới.
Gia đình CCB Bùi Hải Nhuận ở xóm Đồng Nang là một trong những hộ tiên phong phát triển mô hình từ năm 2015. Khởi nghiệp trồng thanh long với số tiền vốn 40 triệu đồng, ông Nhuận dựng 200 trụ bê tông và mua giống để bắt tay vào phát triển thí điểm mô hình. Nhờ bản tích cần cù, chịu khó và ham học hỏi, ông Nhuận đã áp dụng hiệu quả KHKT vào quá trình chăm bón để nâng cao năng suất. Đến nay, diện tích trồng thanh long của gia đình ông được mở rộng lên 3.400 m2 với khoảng 600 gốc.
Ông Nhuận phấn khởi chia sẻ: "Với diện tích 1.400 m2 đất trồng lúa, gia đình tôi chỉ thu về lợi nhuận 7 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, khi chuyển sang trồng thanh long, đến nay là năm thứ 4, gia đình tôi đã có tổng thu gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, giá thanh long bán tại vườn đạt từ 25.000 – 28.000 đồng/kg, bán lẻ khoảng 35.000 đồng/kg. Dự kiến năm nay xuất bán ra thị trường khoảng 5 tấn quả. Khách hàng thu mua sản phẩm chủ yếu là người ở TP Hòa Bình, Hà Nội... Ngoài ra, gia đình bày bán trước cửa nhà cho khách đi đường.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ mới bắt tay vào trồng cây thanh long, Hội CCB xã tích cực tuyên truyền các hội viên làm trước chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao KHKT. Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách có nhu cầu vay vốn để phát triển mô hình trồng cây thanh long tại Ngân hàng CSXH huyện. Bên cạnh đó, các cơ sở Hội vận động cán bộ, hội viên chủ động xây dựng nguồn quỹ ước đạt 450.000 đồng/hội viên/năm.
Ông Bùi Văn Ba, Chủ tịch Hội CCB xã Đông Bắc cho biết: "Mô hình trồng cây thanh long đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần giúp hội viên CCB nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,4%. Trong thời gian tới, Hội CCB xã tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên nhân rộng diện tích, mở rộng quy mô phát triển. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ giống, vốn và tập huấn chuyển giao KHKT. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm thanh long Đông Bắc.
Đức Anh
(HBĐT) - Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, diện tích đất rừng chiếm trên 80%, đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để các hộ dân ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
(HBĐT) - Từ thành công của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm linh chi từ nguyên liệu cây gỗ keo tươi và mùn cưa" do Sở KH&CN triển khai, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh, phố Tân Lập, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) là đơn vị được chuyển giao ứng dụng để tiếp tục nghiên cứu phát triển và tiến hành sản xuất thương mại. Quả thể nấm linh chi trồng trên cây thân gỗ (nấm linh chi đỏ) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất được lựa chọn là sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2019.
(HBĐT) - Trong những ngày cuối tháng 8, khí thế chào mừng ngày Quốc khánh của dân tộc dường như tiếp thêm tinh thần lao động sản xuất tới hàng vạn công nhân tại các nhà máy, công xưởng trên địa bàn tỉnh. Phong trào thi đua lao động sản xuất hăng hái, sôi nổi tạo động lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Xác định vai trò của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là lực lượng tiên phong trong các lĩnh vực, những năm qua, tuổi trẻ xã Trường Sơn (Lương Sơn) luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trên mặt trận kinh tế, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Tận dụng diện tích đất tự nhiên bằng phẳng, điều kiện khí hậu thuận lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, nhiều hộ dân ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã tận dụng từng tấc đất, mảnh vườn để phát triển mô hình trồng sả với diện tích gần 30 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.
(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn (Agribank Kỳ Sơn) đã giúp nhiều hộ làm chổi chít trên địa bàn huyện có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu.