(HBĐT) - Ngay sau cơn bão số 11 đi qua, chương trình truyền hình liên tục cập nhật những thông tin mất mát, đau thương tàn khốc do thiên tai gây ra. Bữa cơm tối được dọn ra đúng lúc những cảnh quay ngập lụt. Nhà cửa đổ nát, cây cối, hoa màu do lũ quét đổ gẫy tơi tả...
(HBĐT) - Nghe tin ông Hà ốm nặng phải vào viện cấp cứu. ông Đồng vội bán đàn gà và hai chú lợn choai đang hay ăn chóng lớn để lấy tiền đi thăm. Vợ con ông Đồng biết tính chồng, tính cha, không một lời ca thán, phàn nàn. Bà vào trong buồng đong thêm mấy bò gạo tẻ và một ít gạo nếp mới, cho vào cái bao nhỏ để chồng mang theo.
(HBĐT) - Tháng 7, mùa Vu Lan, đêm nay mưa ngoài trời rả rích, ông Bình lại bồi hồi nhớ về mẹ.Mấy chục năm rồi, hình ảnh mẹ, người mẹ dạn dày mưa gió, đôi bàn chân trần tháng ngày, sáng - chiều lặn lội, trên vai đôi gánh hàng rong. Những giọt mưa buồn vô tình cứ tí tách rơi gợi lên một nỗi buồn khó tả. Thuở ấy lâu lắm rồi, sau một cơn bão biển Đông ập vào, cây cối gãy đổ, nhà cửa sập, nước tràn lai láng, ngập lụt khắp ngõ xóm làng. ông Bình chỉ nhớ nhà mình cái kệ bàn thờ còn nguyên vẹn và mấy bát hương, mấy bài vị thờ ông bà, tổ tiên. Cha ông sau đận giông bão ấy, ruộng đồng sỏi đá trôi về tràn ngập lấp cả những bờ xôi, ruộng mật, ông đành bỏ làng động viên mẹ con ngược lên vùng Giăng, Dùng miền núi xa xôi làm ăn, kiếm sống.
(HBĐT) - Ngay sau khi họp tổ dân phố về, được cán bộ tổ phát cho cái phiếu về nội dung phong trào tiết kiệm điện của Điện lực TPHB. Ngay hôm sau, ông Bình ra cửa hàng điện mua mấy cái bóng compắc to, nhỏ đủ cả về thay hết các bóng đèn tuýp, ông còn tính toán chỗ nào cần bóng to, chỗ nào nên treo bóng nhỏ.
(HBĐT) - Bố hy sinh trên mặt trận bảo vệ biên giới phía Bắc, lúc đó, anh mới lên 5 tuổi. Mẹ anh mới ngoài 30, ở vậy nuôi anh, mong mỏi ở anh, giọt máu của người cha để lại. ông nội anh thương xót con hy sinh lúc còn quá trẻ. Nhìn đứa cháu nội khôi ngô, ông hy vọng vào đứa cháu, ông đặt tên cháu là Vọng - Nguyễn Tiến Vọng. Mẹ anh, cô gái nông thôn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giỏi việc nhà, năng nổ việc làng xóm lại giỏi việc cày, cấy nên được bà con xóm làng quý mến.
(HBĐT) - Khệ lệ bê vội tải giấy vụn, sách, báo cũ vừa cân được bên nhà cô Hoài vào trong nhà bởi cơn mưa đang kéo đến đen kịt một góc trời. Bà Quyên ngồi bệt xuống góc nhà, bật chiếc quạt cho ráo mồ hôi, bà nói với con gái:
(HBĐT) - Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời lên một niềm hạnh phúc khôn tả. Nước mắt lưng tròng, tôi thương cha, cả một đời người vượt qua bao nhiêu những đớn đau của bệnh tật, những khốn khó của đời sống vật chất mà trên đời này không ít người gặp phải, đã nản chí, nhưng với cha tôi thì không vậy…
(HBĐT) - Chiếc xe máy đỗ xịch trước cổng, chi Hoa vội chạy ra. ôi dào, tưởng ai, hai bố con chú đi đâu mà sớm thế. Anh Liển vội trả tiền xe ôm rồi gỡ chiếc bao tải lỉnh kỉnh nào là bí xanh, bí đỏ, túi gạo, mấy giỏ trứng gà. Chị Hoa ngạc nhiên hỏi:
(HBĐT) - Vậy là Văn không còn cơ hội gặp lại Mai nữa. Người ta vừa nhắn cho ông cái tin Mai mất lúc 5h, anh về ngay. Chạy đến chỗ mấy người quen rồi đi thuê xe cũng không được, Văn đành phải điện cho Đạo, Trưởng phòng hành chính cơ quan cũ.
(HBĐT) - Tôi đang cầm cây đàn ghi ta và phía trước bàn là ly cà phê nóng bốc hơi với một tâm trạng suy nghĩ đến kỳ lạ: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” thì bác Thảo, chi hội trưởng chi hội phụ huynh đến gặp.
Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi.
(HBĐT) - Sáng chủ nhật, ông Bình lững thững đi bộ ra đầu phố, ông vào một cửa hàng bán thẻ điện thoại. Đang buổi sáng sớm, ông vui vẻ nói với cháu gái bán hàng: - Cháu bán cho ông một chiếc thẻ điện thoại loại 100.000 đồng.
(HBĐT) - Lũ trẻ nô đùa trong xóm thật đông vui, khác với ngày thường chúng phải đến lớp. Được ngày chủ nhật nghỉ ở nhà, mẹ các bé cũng nghỉ, thế là xóm nhỏ trở nên tưng bừng hẳn lên. Tiếng các mẹ trẻ ơi ới gọi con cứ là inh tai: - Bống ơi…, Tôm ơi…, Gấu ơi…, Bò Khai ơi… Xe đạp hai bánh, xe đạp ba bánh chúng rượt đuổi, thi nhau lượn, nhìn hoa mắt. Mấy mẹ trẻ lại có dịp trông con và ngồi buôn chuyện “chém gió” suốt buổi. Cô Hạnh, mẹ cháu Tôm, cô Thanh, mẹ của Bò Khai ngồi ở vỉa hè luôn để mắt trông chừng các con chơi, lo sợ chúng ngã hoặc xảy ra xô xát, chòng ghẹo nhau. Cô Hạnh hỏi cô Thanh:
Cuốn sách “Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy” là bức tranh sống động về cả cuộc đời chung và riêng của vị Tổng chỉ huy của Quân đội Việt Nam vĩ đại này.