(HBĐT) - Việt đã đi khỏi thành phố này từ khá lâu rồi. Gọi một phin cà phê rang xay, mặc kệ giọt đặc sánh đếm thời gian, anh ngồi ngắm sang bờ bên kia. Ngày xưa, hạ về, nước con sông bỗng đục ngầu, củi đen ngòm. Phía trên kia nơi cửa xả lũ của con đập, bọt tung trắng xóa. Giờ đang là cuối xuân, nước xanh trong yên bình. Dòng sông như một người con gái sau bao xa cách giờ gặp lại bình thản và trầm tư…
(HBĐT) - "Cây gạo đỏ hoa bên vệ đường làng/ Tiễn con về nhà chồng một ngày áo thắm". Tháng Ba, mạ đã bén hơi đồng đất, như người con gái đã về nhà chồng, chỉ đợi cơn mưa đầu mùa lên để mướt xanh, yên lòng đôi mắt mế trong Mường đã đục màu sương khói.
(HBĐT) - Xuân ơi nhà có khách!
- Dạ vâng! Con xuống ngay đây mẹ!
Lia nốt những giọt nước cuối cùng trong bình tưới cho khóm hoa ngũ sắc, Xuân bước lẹ về phía trái nhà rửa tay, chỉnh trang lại trang phục và chuẩn bị sẵn nụ cười tươi để đón khách.
(HBĐT) - Cứ vào dịp những tháng cuối năm và đầu năm, nhà bác Thơm lại đông người đến người lui. Có lúc bí quá, bác hay gọi mẹ tôi là em dâu và các cháu, trong đó có tôi lên giúp cơm nước để tiếp khách. Lạ thật, mình làm người bốc thuốc gia truyền, họ đến, họ phải quà cáp, lễ lạt chiều chuộng mình, thế mà bác lại làm ngược lại.
(HBĐT) - Vậy là cuộc hành trình giao mùa của năm Canh Tý - Tân Sửu và kỳ nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc đã qua. Những ngày qua…, khi mọi người đều hướng về Tết, những nhân viên ngành Y tế tiếp tục là chiến sỹ tiên phong, gồng mình chống dịch để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, không ngại gian khổ, hy sinh để ngăn ngừa, kiểm soát "làn sóng thứ 3” dịch Covid-19.
(HBĐT) - Tháng giêng, con đường mòn dẫn lên nhà Thắng cỏ xanh mướt. Ngày còn bé, chẳng đứa bạn nào chịu lên nhà Thắng chơi, dẫu những cây táo, cây ổi, cây na vẫn không quên sai quả. "Đã xa lại còn dốc, có đàn chó dữ” - ừ, cũng đúng. Thế mà cũng có một lần, Thắng nắm tay được một bạn gái lên đến gần tới cửa nhà. Cô bé có đôi mắt trong veo, lúc nào cũng ngỡ ngàng không biết thế nào lại bẽn lẽn nhìn xuống. Mà nhìn xuống thì thấy tay Thắng đang nắm tay cô, từ từ đỏ mặt, bẽn lẽn gỡ tay mình ra khỏi tay bạn rồi vụt chạy về nhà. Cho đến tận bây giờ, lắm khi ngồi bệt xuống lối mòn ấy, Thắng cứ tiếc mãi...
(HBĐT) - Tháng chạp, mảnh vườn của gia đình ông bà Nụ ẩm ướt hơn vì những cơn mưa nhè nhẹ, tí tách. Thế này thì đỡ phải phun tưới, mà cái lưng dạo này mỏi mỏi là. Ông Nụ ca cẩm thế, nên trưa nay, bà phải ra vườn hái chút lá ngải cứu, giã, đun nóng với rượu chườm cho ông. Bà nhìn ra ngoài vườn, thấy lòng nhẹ nhõm khi vườn cúc, vườn hồng đang chúm chím vươn cao và hàng đào phía cuối vườn đang hé nụ. Tết này chắc được món đây. Hôm qua đã thấy thương lái đến đặt cọc số đào vườn này rồi.
(HBĐT) - Mỗi mùa xuân đến, Bác Hồ mong mỗi người dân Việt đón Tết vui vẻ, tiết kiệm, Tết cổ truyền dân tộc với những ngày đầu năm có việc làm thiết thực: Tết trồng cây. Với tầm nhìn chiến lược:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
(HBĐT) - Còn hơn một giờ nữa mới đến giờ xe chạy. Ngồi gần bên ghế có anh bộ đội biên phòng năm nay được đơn vị thưởng cho nghỉ phép về quê ăn Tết. Hơn 7 tháng từ khi có đại dịch Covid-19 bùng nổ, đơn vị anh trốn trú trong rừng chặn đường mòn, lối mở để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép với phương châm chống dịch như chống giặc. Ròng rã 7 tháng ăn đêm, ngủ sương, vất vả khôn lường nhưng đồng đội, đơn vị anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
(HBĐT) - Mấy chậu cây cảnh ở ban công đã nảy lộc. Mưa nhè nhẹ giăng man mác khắp trời; một vài tia nắng sớm hắt lên phía ban công dẫy nhà phía trước…
(HBĐT) - Cơn mưa phùn sáng nay như kéo thời gian trôi nhanh về những ngày giáp Tết. Sáng sớm đi chợ, phát hiện ra quán xá tẻ nhạt hàng ngày bỗng nhộn nhịp bất thường bởi một mặt hàng khác lạ - hành muối. Nhớ đến những Tết xưa, đầu tháng chạp đã tất bật nén một vại dưa hành và sau lễ cúng ông Công, ông Táo tất bật dọn dẹp nhà cửa, đi chợ - là Tết sắp về. Vì vậy, thuở bé, Tết được báo hiệu bằng khoảnh khắc tìm thấy trong cái làn nhựa đi chợ của mẹ ngoài những mặt hàng quen thuộc có thêm đôi ba cân hành củ.
(HBĐT) - chị V. đang chuẩn bị cho bữa tối thì nghe đánh "xoảng” bên nhà bà M. Tiếng bà M. tru tréo: "Trời ạ, con với cháu, vỡ hết đống bát rồi. Ông đâu rồi…”.