(HBĐT) - Sau chuyến đi Tây Bắc lần này, Hải quyết tâm sẽ tạm biệt chiếc Nikon D5000 cũ kĩ này. Mùa xuân xanh tươi là thế, phải có một chiếc máy ảnh tốt chụp cho xứng tầm. Xe càng chạy nhanh, anh càng thấy sốt ruột. Tết này là Tết thứ mấy mình ăn Tết xa nhà nhỉ? Nhưng không phải như mọi khi là xứ kim chi lạnh lẽo mà ở một vùng Mường ấm áp.

Xuân này mình cưới nhau

(HBĐT) - Hay mình cưới nhau đi anh! Hiền chăm chăm nhìn đôi vợ chồng trẻ đang dẫn theo đứa con nhỏ đi bộ trên vỉa hè, cười nói vui vẻ với nhau, rồi nói với Cương. Câu nói của người yêu khiến Cương giật mình, ấp úng:         

Chuyện đời thường: “Thuốc nói”… thôi cai hẳn?!

(HBĐT) - Hôm nay, bà thấy ông X. đi liên hoan CLB "Phong lan rừng” về mà mặt lạnh te, chẳng hồng hào, đỏ đắn như mọi lần. Đã thế lại còn ra chiều đăm chiêu nữa chứ…

Hòm thư

   Truyện ngắn của Bùi Huy


(HBĐT) - Vợ ông dằn dỗi: Thì anh về mà ở cùng bà. Em có cản đâu. Còn em sẵn sàng đón bà ra đây ở cùng gia đình mình mà… - Ừ, bà ấy có lý và thẳng thắn chứ không có ý gì. Người già thường khó thay đổi ý…

75 năm vẻ vang anh bộ đội Cụ Hồ

(HBĐT) - Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng. Buổi đầu có 34 chiến sỹ với 34 khẩu súng trường, súng kíp. Chỉ huy các anh là đồng chí Võ Nguyên Giáp, quân trang các anh ai có gì mặc nấy. Ra đời được 3 ngày, các anh đã làm cuộc tập kích đánh địch. Ngày 25 đánh đồn, Phai Khắt, ngày 26 đánh đồn Nà Ngần. Trận đánh đầu của các anh làm quân địch hoang mang bỏ chạy. Trận Phai Khắt, Nà Ngần quân ta thắng lợi, thu được vũ khí bổ sung. Các anh thừa thắng tiến lên chỉnh quân luyện tập củng cố lực lượng. Đến thu đông 1950, chiến dịch biên giới mở ra. Bác Hồ ra trận thị sát, động viên, các anh lại tràn đầy khí thế của đội quân cách mạng. Các chiến thắng đã cổ vũ lực lượng phát triển. Các chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình. Chiến thắng nào các anh cũng được Bác viết thư gửi lời khen ngợi. Các anh dũng mạnh trèo đèo, lội suối lên Tây Bắc mở chiến dịch Điện Biên:

Chuyện đời thường:
Này, cô có biết tôi là ai không?

(HBĐT) - Vừa vào phòng, bà phó phòng giật nảy mình khi thấy cô nhân viên mới đang gục đầu xuống bàn thút thít khóc. Gớm, sáng ra đã có chuyện gì thế. Người yêu mắng hả? Bà chủ động trò chuyện. Nức nở một hồi, lẫn trong tiếng nấc, bà hiểu đầu đuôi câu chuyện. Quẳng điện thoại xuống bàn, bà chạy vụt ra hành lang ngó ngược, ngó xuôi. Giời ạ, bé cái mồm thôi, may ở ngoài không có ai. Cái bà mà cháu kể mặc bộ váy đỏ là "phu nhân" bác ấy đấy…

Về nhà

Truyện ngắn của Bùi Huy

(HBĐT) - Nửa đêm, tiếng chuông điện thoại réo rắt khiến anh choàng tỉnh xen lẫn nỗi sợ hãi mơ hồ. Giờ này có điện thoại là có chuyện gấp chi đây. Ôi, cậu bạn học cấp 3 hiện đang là doanh nhân thành đạt ở tỉnh xa gọi. "Này, mai cậu đến nhà mình xem thế nào… Gọi điện mà bà chị không nhấc máy. Hay bà cụ nhà tôi có điều gì không...?”. Nghe có vẻ hoảng và thảng thốt quá. Anh trấn an: "Chắc không vấn đề gì đâu. Có gì không hay chị cậu phải gọi chứ”. "Nhưng mà mai cậu tạt qua nhà xem có chuyện gì không nhé”. Và thoảng trong điện thoại có tiếng thở dài khe khẽ: "Hai năm nay, mình chưa về rồi… Bận quá bạn ơi. Mưu sinh xứ xa. Dạo này đang vào mùa. Guồng quay không thoát ra nổi...". 

Thạch Sanh tân truyện
Đánh tráo

(HBĐT) - Sau khi gả công chúa yêu cho Thạch Sanh, vua cha nghĩ mãi không biết giao cho chàng rể quý công việc gì cho tương xứng. Nhớ lại tiếng đàn trong ngục tối của Thạch Sanh ngày nào làm cho công chúa đang âu sầu, ủ rũ bỗng hớn hở, vồn vã. Cũng từ tiếng đàn ấy khiến binh lính mười tám nước chư hầu không còn ý chí đánh trận và nhất tề cuốn giáp rút quân, nhà vua quyết định giao cho Thạch phò mã giữ chức Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Nghĩ về người thấy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Nghĩ về thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người, ai cũng có thầy. Không ai có thể nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đời đi học. Song tình nghĩa trong lòng trò nghĩ về thầy vẫn luôn nuôi nhớ.

Cỏ dại nở hoa

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

(HBĐT)-Loay hoay mãi chúng tôi cũng tìm được chỗ đỗ xe. Con đường đổ bê tông dày và phẳng, bánh xe chạy nghe êm tai nên xe cộ đi lại khá đông, phải cố tạt vào mép đường cho gọn. Tôi quay sang hỏi chàng trai trẻ cầm lái: "Cậu có đoán ra chỗ nền nhà mình ngày xưa không?”. Tất nhiên là không rồi, cái lắc đầu và nụ cười. Mấy mươi năm mọi thứ đều thay đổi, chỉ có hương lúa đồng vẫn thơm. Giờ ai có thể hình dung được, nơi đây từng là con đường đất lầy lội từng bước chân trâu, chân học trò nhưng ấm áp bởi luôn nhìn sang bên kia cánh đồng mà tự nhủ. Cố lên đoạn đường nữa thôi, bên kia là nhà thầy.

Thạch Sanh tân truyện:
Thanh lý tang vật


(HBĐT)- Cho là Phò mã Thạch vốn là chàng tiều phu mộc mạc, chất phác chắc hẳn sẽ quý rừng, yêu muông thú, nên vua cha đã ban hành quyết định cho chàng rể quý về làm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” với hy vọng lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của triều đình sẽ được thực thi nghiêm túc.

Những cây bàng ở Côn Đảo

Tản văn của Bùi Huy
(HBĐT) - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) - mảnh đất lịch sử, văn hóa. Côn Đảo đẹp vì biển và rừng cùng những con người thân thiện, hài hòa như thiên nhiên nơi đây. Nhưng nhiều du khách khi đến còn bất ngờ thêm vì Côn Đảo còn có những cây bàng mang trong mình bao dấu tích lịch sử, như một nhân chứng của đảo qua những biến cố thời gian…