(HBĐT) - Ba năm xa nhà học trường sư phạm, Quỳnh biết sự nhọc nhằn của bố mẹ lo cho mình tiền ăn học hàng tháng. Dẫu không thật đầy đủ nhưng Quỳnh biết tằn tiện, chi tiêu có kế hoạch nên cũng tạm đủ.

Lời tri ân ngọt ngào

(HBĐT) - Chuông đồng hồ nổi nhạc, chị Vân giật mình, đã 10 giờ đêm rồi cơ à. Sao hôm nay thời gian trôi nhanh thế, mà giờ này Phong vẫn chưa về. Mai xuống nhập trường rồi, không về mà sắp xếp đồ dùng, sách vở, sáng mai lại cuống lên, con với chả cái chỉ được nết ham chơi - Chị Vân đi ra đi vào vẻ số ruột. Mãi gần 12 giờ đêm, Phong mới về, chị nhắc nhẹ con:

Phải biết tiết kiệm

(HBĐT) - Cháu Thoa bị cúm đã hai ngày, hai ngày phải nghỉ học nằm bẹp trên giường. Buổi sáng, mẹ dậy sớm mua cho Thoa bát bún thang nóng hổi. Mẹ dỗ dành mãi Thoa mới ăn hết một phần ba, số còn lại lựa lúc mẹ xuống bếp, Thoa rón rén đổ vào thùng nước gạo.

Người ở lại

(HBĐT) - Cuộc họp bất thường của Đảng ủy xã Thành Trung kéo dài hơn dự kiến đã gần tiếng đồng hồ. Bí thư Đảng ủy Hà Thị Thắm với nét mặt lúc đăm chiêu, khi thì căng thẳng. Từ cán bộ tuyên giáo Huyện ủy, Thắm được tăng cường về Thành Trung theo chủ trương chuyển đổi cán bộ. Ba tháng trời mới đủ cho Thắm nắm bắt tình hình chung toàn xã. Vừa tổ chức triển khai học tập nghị quyết Đại hội Đảng các cấp xong thì Thành Trung xảy ra chuyện...

Chuyện đời thường:
Mình vì mọi người

(HBĐT) - Chiều cuối tuần, chị Lê tranh thủ làm nốt phần việc ở cơ quan rồi rảo bước nhanh ra chợ kiếm món gì cho bữa ăn tối. Lượn đi, lượn lại mấy vòng chợ cuối cùng, chị cũng tay sách nách mang nào túi cua, túi ốc, nắm tay khoai… và không thể quên mua món cá bống suối về kho tương. Chị vẫn là người có tiếng cẩn thận trong cách chọn các món ăn sao cho hợp túi tiền lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị bảo, thời buổi này nếu không phải là người nội chợ thông thái thì ít ra cũng phải biết chọn cho mình những món ăn “sạch”. Cho nên tâm điểm chợ mà chị quan tâm là cuối con đường làng văn hoá xóm Tân Lập, nơi tập trung các loại rau xanh, cá, tôm, lươn, ốc, ếch… do người dân trong xóm làm ra trên chính mảnh vườn của gia đình, hoặc kiếm được ở các con suối quanh làng.

Nói với con một lời

(HBĐT) - - Kịch, kịch, choang! Nghe tiếng động mạnh ở phòng thờ, tôi không kịp tắt máy vi tính vội chạy lên. Trước mắt tôi là cảnh tượng thằng cu Hùng mặt mày xám ngoét, nhìn trân trân vào những mảnh gốm của pho tượng đã vỡ tan tành. Tôi rít lên: - Hùng, sao con dám làm như vậy? Bố nói mãi rồi, đây đâu phải chỗ chơi của con. Mẹ mày về sẽ nhừ đòn con ơi!

Chiếc liềm của mẹ

(HBĐT) - Anh cố ngủ mà chẳng được, hình bóng người mẹ hiền về rõ mồn một. Bố anh mất sau trận bom B52 rải thảm, mẹ liêu xiêu một mình trong ngôi nhà tranh với mảnh vườn nho nhỏ mấy luống rau xanh, mùa nào, thức ấy. Dưới mái nhà, bóng dáng bốn mẹ con ra vào. Khuây khỏa nỗi buồn bố mất, tiếng cười con trẻ lại hồn nhiên, tình làng, nghĩa xóm lại lui tới chuyện trò, nỗi buồn rồi cũng qua đi theo năm tháng.

Bức thông điệp xanh

(HBĐT) - Đã từ lâu lắm, một bức thông điệp về khát vọng hòa bình và tươi vui được gửi cho muôn loài. Từ cánh rừng Phổ Luông, sau đợt khai thác trắng, tiếp đến là đốt nương làm rẫy của con người. Ngọn lửa đỏ đã liếm gọn từ cây cỏ đến những thân gỗ lớn. Làng mạc của những cư dân kiến bé nhỏ cư trú sầm uất là thế bỗng trở nên tiêu điều. Nhiều công dân chậm chân đã chết yểu trong khói lửa.

Tờ quyết định bất ngờ

(HBĐT) - Nó nhận chân làm tạp vụ ở công ty Hoàng Hoa, Công ty chuyên doanh hàng thêu xuất khẩu. Với đồng lương không nhiều, công việc cũng chẳng có gì nặng nhọc lại làm việc ngoài giờ nên nó có thời gian chạy đi, chạy lại kiếm thêm tiền.

Tiếng trống bác Cộc

(HBĐT) - Bác Cộc một thời ở đội quân nhạc làm anh nhạc công đánh trống. Đơn vị phân công anh vào quân nhạc cũng có cái lý của nó bởi lẽ anh em thấy anh gõ vào cái xoong, cái nồi, đến cái bình tong đều có âm thanh, nhịp điệu. Được một thời gian, Cộc không toại nguyện, nằng nặc đề nghị cấp trên sang làm anh lính bộ binh để đánh giặc. Anh tâm sự, đã đi lính là phải cầm súng, ra chiến trường mà tiêu diệt giặc còn làm cái anh nhạc công thì ở nhà cũng tha hồ đánh cồng, đánh chiêng.

Hai người bạn

(HBĐT) - Xuân nói: - ở đây có một ông xem tay hay lắm cậu ạ. - Thôi, bỏ cái kiểu mê tín ấy đi - Thuận trả lời. - Sao lại mê tín? Đây là khoa học chứ. Cậu có công nhận thầy thuốc họ chỉ cần xem lưỡi bệnh nhân là có thể đoàn được bệnh không?

Đêm không yên tỉnh

(HBĐT) - Bà Thơm đêm nay thao thức, bà nhớ thằng cháu nội lên 4 tuổi, thằng Toàn. Có nó, nhà vui hẳn lên, miệng nó bi bô, gặp cái gì lạ cũng hỏi, thấy cái gì mới cũng sờ. Tính nó hiếu động, mẹ nó thỉnh thoảng phải đi học, đi công tác xa nhà, nó được gửi cho bà nội trông coi.

Một người bạn

(HBĐT) - Hồi ở trường huyện, tôi có một người bạn học tên là Châu. Nhà chúng tôi cách nhau đến vài chục cây số. Thấy Châu ăn mặc tươm tất, tôi cho rằng Châu là con một gia đình khá giả nên không thích cậu ta. Một lần tôi hỏi Châu giọng kẻ cả:

Lòng hiếu thảo

(HBĐT) - Đang cặm cụi vun gốc mấy khóm mướp đang ra hoa vàng rộ, nghe tiếng xe máy đỗ xịch trước cổng, ông Tý vội ngừng tay chạy ra mở cổng. Thật bất ngờ, thằng cháu đích tôn của ông từ trong miền Nam nghỉ hè được bố mẹ cho ra Bắc thăm ông bà nội. Dễ đến dăm năm nay, cu Tít mới lại được về thăm quê. Lâu ngày gặp nhau, ông cháu bịn rịn. Bà Tý cũng vừa lúc đi chợ về, tay xách túm cua đồng, hồ hởi ôm cháu vào lòng mắng yêu: - Cha bố anh, sao hôm nay mới về thăm ông bà.