(HBĐT) - Giàn mướp nhà tôi năm nay khá sai quả. Nhờ nắng, nhờ gió đất ngoại ô hào phóng mà màu xanh cứ từng ngày lan tỏa rồi dệt kín giàn tre khô khốc mà mát rượi một khoảng sân nhà. Đâu cũng được vài bữa canh cua nấu mướp, rau đay nhưng thích nhất là khoảng râm mát để những giò phong lan bung nở. Hoa quyện vào hương trà, nhập vào từng con chữ, mơ hồ xa xăm trong tiếng chim họa mi… chỉ còn thiếu "miếng” mưa là đủ cho một bức tranh tâm trạng.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Sinh viên làm thêm...

Trung thu năm ấy

(HBĐT) - Trung thu năm ấy trùng với ngày nghỉ cuối tuần. Bố bảo Trang: Ngày mai bố đưa mấy mẹ con về ngoại, cho các con đón một cái Tết Trung thu ở quê. Lâu lắm rồi mình cũng không về bà.

Cua đồng mùa gặt

(HBĐT) - Đến nhà vợ chồng người bạn chơi trong một chiều mùa thu trời khá oi bức, nắng bên ngoài dường như còn níu kéo khoảng trời mùa hạ, rát bỏng như độ giữa mùa. Mải mê, luyên thuyên chuyện trò quên khoắng là đã đến giờ trưa. Vợ bạn từ trong bếp vọng ra "Anh cứ ở lại ăn cơm với nhà em, chẳng mấy khi”. Cũng muốn từ chối nhưng không nỡ, sợ vợ chồng bạn nghĩ khách sáo. Thôi thì ở lại dùng bữa cơm vậy! ý nghĩ vừa mới thoáng chạy qua đầu thì bạn lại chêm vào "ở lại ăn cơm với nhà tao, hôm nay có món canh cua đồng tuyệt hảo đấy!”.

Chuyện đầu làng-cuối phố: Muôn nẻo... nghề nghiệp

(HBĐT) - Quán nước chè đầu khu phố X. dạo này đang râm ran chuyện cháu A. con nhà chú X. đi học nghề sửa xe ô tô ở Bắc Ninh. Chuyện lạ… vì trước đây, khu này, các cháu đều lần lượt vào hết đại học, cùng lắm là cao đẳng chứ mấy ai lại chủ động đi học nghề. Gì cũng phải trượt đại học mấy bận mới đi học kiểu đó. ông Miễn, hiện đang có 2 con sắp tốt nghiệp đại học là người lên tiếng trước. Phả khói thuốc lào ra đằng mũi một cách điệu nghệ, ông phán:

Thương chiếc đèn lồng thủ công

(HBĐT) - Một mùa Trung thu nữa lại về. Bước ra phố trong đêm, tôi choáng ngợp vì ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng. Hai bên vỉa hè, người người bày biện gian hàng bánh Trung thu nhan nhản. Trẻ con thành thị tụm năm, tụm bảy xách đèn lồng điện tử nói cười nhốn nháo. Không khí Trung thu cũng như thuở nào nhưng sao nó nhạt nhẽo, hững hờ quá đỗi!

Yêu thương bình dị

(HBĐT) - Sáng thức giấc gặp dòng sông và mặt trời trước mặt, dãy núi và vầng trăng sau lưng. Chiều ngoảnh mặt lại gặp mặt trời, dãy núi, dòng sông và ánh trăng. Mấy mươi năm như vậy tưởng như đã quá quen thân, tưởng như không còn gì mới mẻ để ngắm nghía và trầm trồ. ấy vậy mà không dễ để khỏi thốt ra lời yêu thương bởi lẽ yêu thương được nuôi dưỡng từ những điều quen thân tưởng như đã trở thành bình dị ấy.

Vẫn còn những mùa gió

(HBĐT) - Đang yên đang lành thì được lệnh của bác trưởng họ: "Về có việc gấp. Nhà bác có biến”. Tức tốc về. Nhà yên ắng, chẳng có việc gì. Hàng tre bên chái nhà vẫn rì rào khúc hát ngàn năm: bình yên như chưa bao giờ giông gió, nắng mưa. Chỉ lạ là vợ chồng con trưởng bác không ở nhà. Anh Thiều đi vắng đã đành, đằng này, chị Len cũng không có mặt.

Chuyện đời thường:
Nỗi đau mang tên chất độc da cam dioxin

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông bà đến với nhau sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày ấy ông là lính chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Khi rời quân ngũ ông trở về với một cánh tay đã mất. Bà là cô thôn nữ liền đem lòng yêu anh lính. Tình yêu của họ cũng đơn sơ, giản dị, mộc mạc như cái tên của ông bà. Ông Binh, bà Nết.

Chuyện đời thường:
Tấm lòng bà mẹ liệt sỹ

Cây lộc vừng ra hoa

Nơi góc sân phía trước nhà tôi là cây lộc vừng đang độ ra hoa. Cách đây mười mùa hoa, tôi đã đưa nó từ một nhà bà con trong xóm về trồng, thay cho cây lộc vừng mà tôi đã bán đi cùng với ngôi nhà sàn.

Vùng đất một thời oanh liệt

 (HBĐT) - Tôi có người anh tham gia quân đội năm 1968, hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, mấy chục năm qua, ngoài tấm bằng "Tổ quốc ghi công”, gia đình chỉ còn lưu giữ duy nhất tờ giấy báo tử mang tên Nguyễn Văn Luyện, sinh năm 1937, quê quán xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình, đơn vị: "Tiểu đoàn bộ 8 - KB”, hy sinh "tại mặt trận phía Nam”. Chị tôi cùng các cháu đã cất công tìm kiếm khắp nơi, kể cả đường tâm linh, ngoại cảm nhưng tất cả đều vô vọng.