Chuyện đời thường: Tấm lòng đứa con nghèo

(HBĐT) - Anh Thuận là người con thứ ba trong gia đình có 4 anh em. Hai anh trai đầu được ăn học tử tế, nay đang công tác các cơ quan trên thành phố. Anh nào cũng nhà cao, cửa rộng, tiện nghi đầy đủ. Còn anh, lớn lên, bố mất anh phải nghỉ học rồi đi bộ đội, những năm tháng ở trong quân ngũ được rèn luyện ý chí, kỷ luật và tình yêu thương. Xuất ngũ về quê, anh lấy vợ ở nhà làm ruộng, trồng rừng, làm nương nuôi mẹ già. Thỉnh thoảng các anh cũng có đồng quà, tấm bánh và hỗ trợ ít tiền để anh phụng dưỡng mẹ.

Tình hàng xóm

(HBĐT) - Buổi trưa hôm ấy, vừa ngủ dậy đang ngồi ở bàn uống nước thì bà Hán le te chạy sang. Bà Mai thầm nghĩ: chắc là có chuyện với cô con dâu đây. Nâng cốc nước mát từ tay bà Mai, bà Hán uống một hơi rồi tông tốc:

Chuyện đời thường:
Trẻ cậy cha, già chưa được cậy con

(HBĐT) - 8 năm nay, sáng nào cũng vậy, khi chiếc loa công cộng phát chương trình thể dục buổi sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cụ ông, cụ bà đã ngồi trên giường tập dưỡng sinh xoa bóp bài “Cốc đại phong” để làm cho tinh thần sảng khoái, mạch máu lưu thông rồi hai cụ mới đi bộ. Sáng nay, cụ bà vào buồng lấy cai ô rộng vành màu đen và chiếc mũ phớt đưa chọ cụ ông và bảo:

Tình Sẻo May

(HBĐT) - Sẻo May đếm ngón tay, đếm trong bụng. Ngày một ngày hai là chợ phiên. Chợ phiên này, Sẻo May phải xin bố mẹ cho mình đi với con gái bản núi Khău Mang. Sẻo May 17 tuổi hơn rồi sao cứ phải đi theo bố mẹ. Chỉ tại ông trời không cho bố mẹ nhiều con trai, con gái. Bố bảo:

Gió thổi ngày tựu trường

(HBĐT) - Những cô bé sang thu rất đẹp/ áo trắng tung bay trở lại trường/ Gửi vào trời hạ bao thương nhớ...”

Bác Tình

(HBĐT) - Đặt gánh củi lên bãi cỏ lắp xắp nước ven bờ, bác Tình chỉ kịp cởi chiếc áo vải gụ vắt lên ngọn cây hóp lòa xòa trước mặt thì đã nghe có tiếng gọi: - Bố già ơi! Quay lại giúp “con cháu” qua suối với rồi cùng đi cho vui nào! Bác giơ một tay che nắng, nheo nheo cặp mắt nhìn qua bên bờ kia. Cạnh một vách đá thạch anh trắng toát có một chàng trai tay phải chống nạng, tay trái xách ba lô lộn ngược dùng làm túi, ống quần xắn cao để lộ ra một chiếc chân gỗ màu xám mốc.

Tình mẹ

(HBĐT) - - Hôm nay anh Tú về không mẹ? - Có! Chị Liên trả lời con gái rồi tất tưởi xách chiếc làn đi chợ. Con bé Ngọc được thể mừng ra mặt. Nó nghĩ, mỗi lần anh Tú (đang học đại học Bách khoa) về là mẹ lại sắm bao nhiêu thứ: sữa tươi, kem, sữa chua..., thức ăn thì khỏi phải nói, toàn món ngon thuộc dạng khoái khẩu của Ngọc. Mẹ bảo, anh Tú đi học xa vất vả, ăn uống tạm bợ, khéo cả tuần mỳ tôm cũng nên. Mẹ vẫn hay nhắc Ngọc, con ở nhà được bố mẹ chăm sóc, cơm ngon, canh ngọt, muốn ăn gì có nấy, phải chăm chỉ học hành cho nên người, mẹ chỉ mong con học giỏi được như anh là mẹ mừng.

Đường đã chọn

(HBĐT) - Sáng nay, cả nhà Hoa dậy sớm, mọi thứ Hoa đã chuẩn bị từ chiều hôm trước nhưng cha vẫn bắt Hoa kiểm tra lần cuối xem có thiếu thứ gì không. Hai thằng Tuấn, Tú - con trai Hoa cũng dậy rửa mặt, đánh răng, tiếng còi xe tăcxi kêu ngoài cổng, cha con, ông cháu lễ mễ bê các thứ ra xe. Cứ vào ngày này, tháng này của mỗi năm là cha và Hoa lại về quê chú Bốn để giỗ chú ấy. Nắng mùa thu vàng như mật ong, gió thu thổi nhè nhẹ, bầu trời quang đãng.

Dì Thêm hai lần để tang chồng

Dì Thêm là con gái út của ông bà ngoại tôi. ông ngoại tôi làm nghề dạy học cấp I ở trường làng. Dì tôi hiền lành, là con gái nông thôn nhưng dì có mái tóc xoăn bồng tự nhiên, khuôn mặt trái xoan, nước da trắng trẻo, chẳng thua gì con gái nơi phố phường. Dì bảo, dì có cái tên Thêm mộc mạc, giản dị vì ông bà ngoại đẻ dì sau 4 chị em, dì là út ít trong nhà lại đẻ thêm nên ông ngoại đặt tên Thêm là vì thế. Khi chúng tôi khen mái tóc dì đẹp, dì thở dài:

Xanh miền ký ức

(HBĐT) - Từ nhỏ, tôi luôn yêu quý và ao ước được như cha tôi. Có phải bởi câu “Con gái giống cha giàu ba mươi đụn”. Có điều là tôi đã học được nhiều điều từ cha. Cha tôi là một thầy giáo trường làng, tuy nghèo, song cha tôi luôn sống thanh bạch, đĩnh đạc và giao lưu rộng. Trong làng hễ có việc hệ trọng là các cụ cao tuổi thường đến hỏi ý cha. Với tôi, hễ có vướng mắc, từ kiến thức, trong giao tiếp đến việc ngoài đời, hỏi đến cha là đều được giải đáp cụ thể, rõ ràng. Có lần tôi đem những ý của cha đến hỏi các thầy, cô giáo và lần nào cũng được các thầy, cô giáo công nhận là đúng, khiến tôi tự tin và học hành ngày một tấn tới, từ tiểu học đến trung học, tôi vẫn luôn đứng trong tốp ba dẫn đầu lớp.

Vị mặn của biển

(HBĐT) - Anh Hùng ra đảo khi chị Hiền đang mang bầu được 3 tháng. Thấm thoắt thời gian, con bé Hoài Thương nay đã lên 5 tuổi, đi học lớp mẫu giáo lớn, đi học về, Hoài Thương cứ bi bô hát. ông bà nội nhớ con trai nơi đảo xa, ôm cháu vào lòng nựng cháu:

Nhân cách

(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:

Chuyện đời thường:
Buổi học cuối năm

(HBĐT) - Sân trường hôm nay rộn rã hẳn lên, lũ học trò lớp 9 trao nhau cuốn sổ tay và những dòng lưu bút để rồi ngày mai mỗi đứa chọn cho mình một con đường tương lai mới. Mới sớm mai mà nắng như đổ lửa, những cây phượng thắp lửa đỏ xòe tán như chiếc ô khổng lồ. Chùm bằng lăng tím còn e ấp trong nắng sớm. Các khối lớp đang tập lại các bài hát, điệu múa chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học 2011-2012. Không khí thật rộn ràng, náo nức. Dàn đồng ca ve sầu hình như cũng muốn chia vui cùng các bạn...

Màu hoa phượng cháy

(HBĐT) - Tháng 5, không gian tràn ngập ánh sáng, ngay từ sáng tinh mơ, nắng đã rực rỡ vàng, lấp lánh bên hiên. Không chỉ nơi tôi ở, bên bạn cũng đang có tiếng ve râm ran, có phượng vĩ nở đỏ trên lối về. Hè về, đâu đâu cũng thấy màu đỏ rực rỡ của hoa phượng, hoa rực rỡ, mạnh mẽ và lạc quan hiếm thấy.