(HBĐT) - Ở thành phố này bấy nhiêu năm, sau bao bận xách va li tới những miền đất lạ, tôi mới nhớ ra ngay kề thành phố mình còn một khu ngoại ô lạ lẫm. Mùa đông, rồi mùa hạ, có bao thứ rau củ xuất hiện trên chiếc đĩa sứ tráng men sáng bóng, những gam màu sinh tố trong li thủy tinh nhưng đã mấy ai biết được mảnh đất ngoại ô nhỏ bé đã phôi thai những sắc màu ấy như thế nào.
(HBĐT) - Tháng 5, nắng chói chang đã ngự trị khắp nơi. Bầu trời cao xanh ngắt, ánh sáng trên tán phượng thêm đỏ rực rỡ. Loài hoa gần gũi, thân yêu với tuổi học trò. Hoa chứng kiến giờ phút luyến lưu của bao thế hệ học trò lúc chia tay. Có cuộc chia ly từ khi tóc xanh đến khi có cơ hội gặp nhau tóc đã điểm màu sương.
(HBĐT) - Bà cụ Thiện đang trò chuyện với mấy người thân trong nhà thì chị bán hàng rong buổi sáng cứ thập thò, vẫy cụ ra ngoài cửa. Cụ Thiện bước ra ngoài với thái độ hơi bực, khó chịu: - Lúc nãy mua hàng của chị, tôi đã trả tiền đầy đủ rồi lại còn chuyện gì nữa đây? Chị bán hàng rong sẽ sàng:
(HBĐT) - Tắm xong cơn mưa đầu hè, áo đứa nào cũng lướt thướt, cười ngặt nghẽo vì những trò đùa, rồi đứa nào đứa ấy mất hút vào từng lối mòn, ngôi nhà vắng. Cơn mưa, cơn sốt níu chân tôi với chiếc giường. Một sớm thức dậy nghe bố bảo: “Trường nghỉ học rồi, hôm con ốm là buổi học cuối năm”. Tôi chạy lên đồi, cỏ xanh đã mọc tràn lối đi. Tôi lên sân trường, bao nhiêu hang dế mèn đã xới tung những vạch vôi trắng. Những mái lá lặng thinh trong nắng. 3 tháng nghỉ hè mênh mông, tôi thả hồn vào tiếng ve, thi thoảng nhớ quá lại lên thăm trường gianh tre trên đồi, lục lọi từng ngăn bàn, tìm một thứ gì là dấu ấn của ngày còn đến lớp như: thước kẻ gãy, ngòi bút, mẩu phấn…
(HBĐT) - Tàu sắt trọng tải 25 tấn chở chúng tôi cập bến bản Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc). Bà con người Dao ào ra bến đón chúng tôi, đông nhất là trẻ nhỏ. Các cháu bồng bế, dắt díu nhau cứ sàn sàn như trứng gà, trứng vịt. Cụ Triệu Văn Đờn, 75 tuổi mái đầu bạc phơ nhưng còn rất khỏe. Nắm tay tôi, cụ bảo: “Vào nhà đi”.
(HBĐT) - Nền văn minh lúa nước, mùa vụ, canh tác… là những thuật ngữ trong sách vở giúp tôi hiểu về nông thôn. Thuở bé, giữa nếp nhà giữa miền non cao, đèo dốc, trong gió rừng mát rượi, nghe lời ru của bà, tôi vẫn mơ mơ hồ hồ về quê hương đồng bằng có gốc gác cha ông. Thế là phải đến khi thành một chàng trai, tôi mới khăn gói về đồng bằng, cảm nhận mộc mạc mà sâu lắng của ngàn đời tổ tiên cấy hái, kháng cự và dung hòa với nắng, mưa, trời, đất. Hơi đất ấm phả vào gan bàn chân giúp bước những bước đi tự tin hơn.
(HBĐT) - Tôi xóa tên Hạnh khỏi danh bạ điện thoại. Em đã có người yêu, em gọi là bạn trai, người em chọn, em cảm thấy được che chở. Thế là 091234… dễ nhớ rồi cũng cần phải quên. Hình ảnh thùng rác hiện lên rồi biến mất. Mọi thứ không muốn nghĩ đến đều bay vào biểu tượng đó mà tôi không biết nó nằm ở đâu trong các thư mục.
(HBĐT) - Vậy là đã bốn mươi hai năm đi qua kể từ ngày Sài Gòn giải phóng. Năm nay kỷ niệm bốn mươi lăm năm bọn bạn cùng làng, cùng trang lứa lên đường nhập ngũ. Giữa cái nắng mùa hè 1972, sau chiến thắng Quảng Trị, bọn bạn Điền, Vang lại xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ.
(HBĐT) - Tháng ba về, xa quê nhớ về ngôi nhà của mẹ. Nhà mẹ ở một vùng quê chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn. Thời tiết khắc nghiệt thế mà mẹ và dân quê đã một nắng, hai sương để “bắt sỏi đá cũng thành cơm gạo”.
(HBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa, những vết thương trên thân mình Tổ quốc đang liền da, kín miệng nhưng vẫn còn lại nỗi đau không thể nguôi ngoai của những thân nhân liệt sỹ, nhất là những gia đình chưa biết con em của mình hiện nằm lại ở nơi nào. Tôi và gia đình mình cũng không thể nguôi ngoai trước nỗi đau này. Người anh hy sinh thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, mặc dù hàng chục năm qua, gia đình đã cất công tìm kiếm khắp nơi mà không có manh mối gì.