(HBĐT)- Có biết bao cách để mỗi người tiễn một năm cũ và đón mùa xuân về trong nhà. Xuân đang về, sức sống của thiên nhiên dường như tan chảy vào con người, khi những nhành nụ đàog phơi phới đơm nụ trổ hoa và lòng người cũng bắt đầu rạo rực. Mùa xuân đến là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và sum họp, mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp.
(HBĐT) - Người bạn học cũ đang sống ở miền Đông Nam bộ nhắn hỏi: "Nghe nói xứ Bắc đang lạnh lắm à? Sao mình nhớ lắm những ngày đông và bếp lửa quê nhà”. Người bạn ấy cùng làng, cùng chung dãy núi cao và dòng suối trong vắt sau nhà, cùng chung những mùa đông buốt giá đi đặt bẫy chuột núi, chung củ sắn lùi cháy cạnh và nùn rơm trên cánh đồng bãi tuổi thơ…
(HBĐT) - Những ngày này, ông chú họ có vẻ tâm trạng, đôi khi thấy ông huýt sáo một bài ca về người lính ở Trường Sơn năm nào, thời mà ông và các đồng đội từng thốt lên: "Tuổi 20 chân đi không bén đất/Đám mây trời bay dưới ba lô” (Anh Ngọc). Ông thuộc thế hệ thấm đẫm hình ảnh của những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô qua các bộ phim truyện chiến đấu của Liên Xô, hay các bài hát Nga về người lính hào hùng mà lãng mạn.
(HBĐT) - Ai như anh XX. Sao dáng đi vội vã và hơi cúi gằm như vậy? Dáng đấy không đúng với anh ấy. Anh sở hữu một tướng mạo và dáng đi đĩnh đạc lắm. Nhưng ánh mắt, không thể khác dù đeo khẩu trang choán gần hết mặt. Vẫn phải gọi…
- Anh XX… Phải anh không?
(HBĐT) - Một sáng mùa đông, màn sương còn bảng lảng, trắng nhờ nhờ giăng mắc xiên qua những tia nắng vàng tươi, tôi bỗng thấy mình như bé lại, thành cô công chúa nhỏ mang hài đi giữa triền hoa cải vàng rực. Lại thêm một mùa cải, thêm những xuyến xao, bâng khuâng trong lòng của những kẻ xa quê…
Chuyện đầu làng, cuối phố:
(HBĐT) - Tháng mười hai mang theo hơi lạnh luồn qua khe cửa, khẽ đánh thức nỗi nhớ trong tim những người xa quê. Làn mưa rơi lấm tấm, gốc bàng già chơ vơ khẳng khiu, lặng lẽ trút những chiếc lá cuối cùng, làm lòng ta sao hoang hoải, mông lung đến lạ.
(HBĐT) - Giữa dòng đời bộn bề lo toan, những lúc thấy bước chân mình mỏi mệt, tôi chỉ muốn lạc vào miền ký ức tuổi thơ yên bình. Ở đó có bóng mẹ hao gầy, ngồi dưới ngọn đèn dầu hiu hắt, mẹ ân cần kể cho con gái nghe những câu chuyện cổ tích xa xưa. Cả một miền cổ tích bao la nơi lòng mẹ, là khoảng trời ngọt ngào dung dưỡng tâm hồn thơ ấu, để giờ đây lòng tôi lại đau đáu trong nỗi nhớ khôn nguôi...
Chuyện đầu làng - cuối phố:
(HBĐT) - Cứ đến độ này, anh H. lại thấy mẹ - một bà giáo già về hưu thật vui, sôi nổi hơn dạo trước. Người già hay sống bằng hoài niệm hay sao ấy… Ngăn kệ của bà cơ man là thư, bưu thiếp, hoa khô ép của các thế hệ học trò… được sắp xếp lại. Có lần nắng to, bà mang những kỷ vật ẩm mốc lên tầng thượng hong nắng. Sợ gió thổi bay, bà ngồi ở hiên che, chờ hàng tiếng đồng hồ… Bao lần cả nhà được mẹ khoe, kể về những học trò, những câu chuyện cũ… Nhiều đến nỗi, bố anh, người đàn ông ít nói nhất nhà phải gàn: "Bà để các con, các cháu nghỉ ngơi tý đi…”. Anh lại phải can để nghe hết các câu chuyện của mẹ. Tuổi già mà…
(HBĐT) - Tôi đã vượt 2 km đến với căn phòng ấm áp của mình. Thu mình trong chiếc áo ấm của mùa trước, tôi cứ thấy lần vải cứng queo, dằm dặm. Chắc lâu ngày thiếu hơi người hay làn da quen tiếp xúc với nắng gió, giờ bị bó buộc. Ờ, mà tôi nghĩ khác, hình như rét mới, rét mới quá, chẳng phải rét nào cũng giống nhau, ai bảo giá rét chỉ là tàn tạ, cắt da, cắt thịt và khô hanh.
(HBĐT) - Tạm biệt mùa thu, tôi về lại mùa đông. Nghe rét mướt, gió luồn qua khe cửa. Thuở đói nghèo, bên mâm cơm chiều muộn, ánh đèn dầu vụt tắt, còn lại bóng tối lặng thinh. Thương mẹ cha, thương những phận người nghèo khó, thương quê nhà, mỗi độ đông sang muôn vàn nỗi sợ. Nằm chắp tay lên trán, lòng tự hỏi bao giờ mới hết mùa đông?
(HBĐT) - Những tháng ngày mùa thu rồi cũng trôi qua, tựa như một cơn gió thoảng. Mùa đông cũng vừa chạm như một nỗi nhớ da diết, bên thềm phố mây đã phủ trắng khắp trời.