- Bác ạ! Đã ăn sáng chưa mà "thể dục” sớm thế?
- Rồi chú! Chú vào bàn pha ấm chè đợi tôi chút. Rửa cho thằng Tùng cái xe. Mấy hôm rồi đi chở đất cho nhà ông Miễn san nền, bùn đất lấm lem bẩn quá.
Truyện ngắn của Bùi Việt Phương
Ngày mai anh phải về Hà Nội dự gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày đi lao động tại Liên Xô (cũ). Háo hức, hồi hộp quá dù không phải lần đầu tham dự. Chọn những bộ quần áo đẹp cùng một số vật dụng cá nhân, anh quyết định: phải về Hà Nội ngay tối nay để có cơ hội hàn huyên, trò chuyện với các bạn ngày xưa.
Truyện ngắn của Bùi Việt Phương
Sáng ra ở Tân Bình là cả một biển mây. Từ khi nước dâng lên đến lưng chừng núi thì mây cũng sà xuống biến nơi này thành chốn tiên cảnh như trong các bộ phim thần thoại. Nhiều phượt thủ đi cả nghìn cây số đến đây chỉ để check- in với cảnh sắc ấy.
(HBĐT)-Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một mục đồng bé nhỏ gắn với những kỉ niệm ở nông thôn. Đọng lại sau một ngày nắng nôi, mệt nhọc là buổi chiều mát rượi dưới trời xanh, mây trắng và nếu may mắn sẽ thấy trăng chiều.
(HBĐT) - Chuyện chả đâu vào đâu mà một tuần nay, vợ chồng bà V. lại dỗi dằn nhau khiến "cơm không lành, canh không ngọt”. Món canh mùng tơi nấu với món tép say nhuyễn mà ông thích không được bà nấu… Còn ông thì ở rịt trên phòng tầng 3, hết cắm cúi vào điện thoại lại chuyển sang ti vi xem Tom và Jery đuổi nhau. Nhìn cảnh này ai cũng ngạc nhiên. Chỉ cách đây 1 tuần, đôi uyên ương này đi đâu cũng có nhau, phóng xe máy mà cứ ríu ran trò chuyện như trong độ tuổi thanh xuân. Tình cảnh này, về sâu xa "tội” chính là mấy cái đèn đỏ, đèn xanh ở mấy ngã tư, ngã 6 thành phố.
(HBĐT) - Không chỉ là hoài nhớ, mà đã có chiều đi dưới những hàng cây xanh ngát, ẩm ướt chút mưa thu nhẹ nhàng. Dòng người hối hả, nhưng gương mặt ai cũng có chút thư thái, hài lòng hơn cùng niềm vui đón chào Thu Phố. Tiếng ai rao nhẹ ở phố vắng, cùng hương hoa dâng nhẹ nhàng từ những con phố nhỏ. Tiếng hát của nữ ca sĩ nào đó khắc khoải gợi nhớ: "Em đi qua thu Hồ Gươm biêng biếc chiều/Có tiếng chim nào rơi xuống trên vai mềm trắng trong/Để lá me rơi ngẩn ngơ, để tiếng thu rơi rất thơ/ Hồ Gươm, Hồ Gươm chiều thu vàng”. Bóng người thiếu nữ nào, tào áo dài trắng lướt nhẹ con phố Quốc Văn bên Hồ Gươm ngàn năm xanh như ngọc…
(HBĐT) - Vậy là ông đã trở lại thành phố thuở hoa niên từng gắn bó. Một chút vui, một chút se se lòng khi đi qua những con phố, những dãy giảng đường, khu ký túc giờ đã đổi thay đến ngỡ ngàng… Những công dân ở đây đều xa lạ đối với ông. Sau khi làm xong thủ tục nhập học, bố con ông dành cả buổi chiều tìm về ngoại ô thành phố. Anh con cười trêu: "Nhà người yêu bố phải không? Sao bấy lâu nay bố chẳng kể cùng ai?”.
(HBĐT) - Năm nào, gia đình chú Út ở ngoài thành phố cũng cho 2 đứa trẻ về thăm quê vào dịp hè. Vì thế, tuần này nhà ông Tưn đông vui, ồn ào hơn. Là con cả trong gia đình, ông được ông bà để lại cho mảnh vườn khá rộng dọc dưới chân đồi Châu Sơn, có địa thế đắc địa lắm. Trước đây ở quê, việc bố mẹ viết di chúc cho con cái là điều ít có, nên nghiễm nhiên ông có thể hưởng lợi toàn phần. Chú Út vô tư thôi, chỉ nêu ý kiến: Có nguồn gốc từ nông thôn, mở mắt ra là thấy núi đồi, rừng cây, sông suối, nên muốn bọn trẻ không thấy quá xa lạ với điều đó… Nên cả 2 đứa thích về quê để khám phá cây cỏ, thiên nhiên cũng không nằm ngoài ý tưởng đó. Với ông Tưn, trong một tuần lễ ông cũng dự định cho các cháu vào vườn rừng đặt bẫy chuột, thăm khu nuôi lợn bản địa phía núi và khu vườn chim bên bờ suối. Mùa này sao cò về nhiều thế…
(HBĐT) - Vào những ngày tháng Tám, khắp các phố phường, làng bản đều đỏ thắm sắc cờ. Nhìn hình ảnh đó, bà Lan lại xúc động rơm rớm nước mắt. Hẳn là trong màu cờ đỏ đã thắm bao xương máu cha ông trong ánh sao vàng gắn với biểu tượng Tổ quốc thiêng liêng. Nhưng trong lòng bà còn trào dâng một cảm xúc khác. Đó là hình ảnh lá cờ được đặt trong chiếc tủ gỗ quý mà gia đình bà đã lưu giữ bao năm nay. Suốt đêm qua, bà không tài nào chợp mắt được bởi cái ý nghĩ đã ấm ủ bao năm.