(HBĐT) - Là trụ cột trong gia đình, phải lo toan mọi việc từ bữa ăn đến chi phí sinh hoạt, cho các con đi học với đồng lương ít ỏi, anh Chu Văn Tình ở xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) luôn trăn trở về việc lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp để tăng thu nhập, ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đứng lên sau nhiều lần thất bại, đến nay, kinh tế gia đình anh ngày càng khá, đời sống từng bước được nâng cao.


Anh Chu Văn Tình, xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp với nhiều thử thách, khó khăn, anh Tình chia sẻ: Ngày đó, kinh nghiệm sản xuất và vốn đầu tư còn hạn chế nên tôi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Bên cạnh việc tận dụng đất vườn để trồng mía, tôi nuôi thêm đàn lợn thịt. Tuy nhiên, do kỹ thuật canh tác, chăm sóc chưa tốt nên hiệu quả kinh tế không được như mong muốn. Nhận thấy áp dụng KH -KT và thay đổi cách thức canh tác trong sản xuất là việc làm cần thiết, tôi đã tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc và những ngày nghỉ cuối tuần đi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, thăm quan mô hình ở các tỉnh và chọn mua giống tốt về áp dụng vào mô hình của gia đình.

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, anh Tình quyết định xây mới hệ thống chuồng trại khoa học, hợp vệ sinh để nuôi lợn thịt. Ban đầu vốn còn ít, anh nuôi gần chục con. Đến nay, đàn lợn đã có 20 con, con nào cũng béo tốt, nên lứa nào xuất bán cũng được giá. Bình quân mỗi năm, anh xuất 4 lứa lợn, trừ chi phí ban đầu thu lãi trên 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ gà sạch của người dân, anh mạnh dạn đầu tư thêm chuồng trại, mua giống ở Phú Thọ về nuôi thả ở vườn nhà. Đàn gà hiện có hơn 100 con, đem lại nguồn thu nhập trên 20 triệu đồng /năm.

Đầu năm 2014, song song với chăn nuôi, anh Tình mua thêm đất trồng trọt. Trên diện tích gần 1 ha, anh trồng xen 100 gốc bưởi da xanh và bưởi đỏ. Năm đầu tiên thu quả bói, anh thu về trên 15 triệu đồng từ bán lẻ bưởi. Để tăng hiệu quả kinh tế, mỗi năm anh trồng thêm vài chục gốc, đến nay cả vườn đã có 200 gốc bưởi phát triển tốt, có chất lượng đảm bảo, cho thu nhập đều đặn mỗi vụ. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn là hội viên tích cực của chi Hội nông dân xã Dân Hòa. Anh luôn sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn bà con cách thức canh tác, chăm sóc vật nuôi. Ngoài ra, anh còn đề xuất với chi Hội nông dân xã mời cán bộ nông nghiệp tới tập huấn kỹ thuật, chia sẻ kiến thức cho bà con.

Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận thay đổi khi cần phải thay đổi, biết nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng đã giúp anh thành công trên đường khởi nghiệp. Hiện mô hình trang trại tổng hợp đã đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định gần 80 triệu đồng /năm. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ mua thêm đất để mở rộng diện tích trồng bưởi, nâng cao thu nhập. Tích cực thăm quan, học hỏi thêm kinh nghiệm, tìm kiếm giống vật nuôi, cây trồng có hiệu quả kinh tế để phát triển mô hình sản xuất của gia đình, đồng thời phát triển các mô hình sản xuất của bà con trong vùng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giảm nghèo bền vững.

Thu Hằng

Các tin khác


Cô Hiệu trưởng tâm huyết với nghề

(HBĐT) - Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được ngành giáo dục thực hiện nhiều năm qua. Từ cuộc vận động này, nhiều thầy, cô giáo vượt lên chính mình để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.

Nữ chiến sĩ nuôi quân hai giỏi

(HBĐT) - Đến với nghề nấu ăn như cái duyên và gắn bó trong suốt quãng đời công tác, đại úy Xa Thị Xuân Diệu - Đội trưởng Đội Hành chính quản trị, Công an tỉnh luôn trăn trở làm sao phục vụ cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) tốt nhất, làm sao giúp đồng đội có đủ sức khỏe để công tác, chiến đấu. Nghề nấu ăn tưởng chừng là công việc giản đơn nhưng thực tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng và trên hết là tâm huyết, trách nhiệm với nghề.

Người tiên phong đưa cây bưởi đỏ lên đồi ở xã Tử Nê

(HBĐT) - Đó là anh Phạm Khắc Thường, sinh năm 1966 ở xã Tử Nê (Tân Lạc). Cách đây 5 năm, khi anh mạnh dạn đưa cây bưởi đỏ lên trồng ở trên đồi, không ít hộ làm vườn trong vùng lo ngại, hồ nghi. Còn hiện giờ, mọi người đều thán phục. Hàng chục hộ đã nhìn vào anh học tập, làm theo, cũng đưa cây bưởi đỏ lên đồi.

“Vua cam V2” trên đất Phú Thành

(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện là một trong những vùng trọng điểm trồng cam cho năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất này.

Thành công từ mạo hiểm, kiên trì với cây cam

(HBĐT) - "Mình mà không mạo hiểm, kiên trì bám trụ với cây cam thì chắc cuộc sống của gia đình giờ vẫn khó khăn lắm” - vừa chỉ tay ra vườn cam, ông Trần Văn Nghị, trú tại Đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chia sẻ. Sau 10 năm không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vườn cam đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chiến sỹ “sao vuông” vươn lên từ thất bại

(HBĐT) - Chỉ khi được tận mắt nhìn thấy vườn cam đang vào vụ quả sai trĩu cành, chúng tôi càng cảm phục hơn những nỗ lực và nghị lực phi thường của nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Tâm ở xã Kim Sơn (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục