(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.


Nhà giáo Phạm Hùng.

Mặc dù đã vào tuổi xưa nay hiếm nhưng nhà giáo Phạm Hùng vẫn giữ được phong thái của người giáo viên đĩnh đạc, chuẩn mực, có tâm, có tài và có đức. ông tâm sự: Làm công tác khuyến học nếu chỉ có nhiệt tình thôi thì chưa đủ mà phải có tâm sáng, lòng đam mê và hiểu rõ tình hình thực tế tại địa phương. Hơn nữa, người làm công tác này còn phải nắm chắc những hộ có hoàn cảnh khó khăn, có con em đang trong độ tuổi đến trường để kịp thời giúp đỡ, động viên, khích lệ cũng như biết được những gia đình hiếu học điển hình để tuyên dương, cổ vũ cho mọi người học tập và noi theo.

Nhiều ngày, trên chiếc xe máy cũ, ông cùng cán bộ hội cơ sở đến nhà những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con em đang trong độ tuổi đến trường trao tặng món quà là những quyển vở, cuốn sách hay cây bút và động viên gia đình cố gắng cho các em được đến trường. Bên cạnh đó, ông vận động các đơn vị, cá nhân có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Nhân dịp khai giảng năm học 2017 - 2018, các đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh vượt khó, học giỏi trên địa bàn với tổng số tiền 184, 7 triệu đồng. Năm 2017, phong trào "Ba đỡ đầu” đã giúp 158 học sinh nghèo vượt khó, học giỏi 126 triệu đồng.

Không chỉ quan tâm đến việc học hành của con trẻ, ông luôn trăn trở với sự học của nhân dân, đặc biệt là những người dân vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn. ông tâm sự: Phần lớn người dân ở những nơi này trình độ chỉ ở bậc THPT, thậm chí có người dưới cả mức ấy. Việc vận động họ tham gia học tại trung tâm GDNN &GDTX huyện và các Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn là cần thiết. Tuy nhiên, đây là việc làm không hề đơn giản. Muốn vậy, người làm công tác khuyến học phải biết "nhen lên” trong họ niềm đam mê với tri thức; phải để họ nhận thức được rằng việc học không bao giờ là quá muộn, học là để nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong năm 2017, huyện đã có 26.804 lượt người tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng và 123 CLB phát triển cộng đồng với 400 nhóm thành viên để nâng cao kiến thức và kỹ năng sống theo phương châm "Cần gì học nấy”.

Bằng những nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi của mình, ông Phạm Hùng đã vinh dự là người đầu tiên của huyện được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội Khuyến học Việt Nam”. ông đã 7 lần được Bộ GD &ĐT, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

 

                                         Minh Tuấn (Đài Cao Phong)


Các tin khác


“Cây chổi vàng” toàn quốc Nguyễn Thị Tâm

(HBĐT) - Vào tháng 1/2018, lần đầu tiên cộng đồng cả nước tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, những người chuyên nạo vét cống, rãnh, kênh rạch thông qua tổ chức xét chọn "Cây chổi vàng”. Chị Nguyễn Thị Tâm (ảnh) công tác tại tổ vệ sinh môi trường số 3, Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình là 1 trong số 100 lao công trên cả nước đón danh hiệu cao quý này.

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp

(HBĐT) - Là trụ cột trong gia đình, phải lo toan mọi việc từ bữa ăn đến chi phí sinh hoạt, cho các con đi học với đồng lương ít ỏi, anh Chu Văn Tình ở xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) luôn trăn trở về việc lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp để tăng thu nhập, ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đứng lên sau nhiều lần thất bại, đến nay, kinh tế gia đình anh ngày càng khá, đời sống từng bước được nâng cao.

Người "giữ hồn" dòng gốm men rạn cổ

Gặp nghệ nhân Phạm Đạt lần đầu, nhiều người đều có cảm nhận rất dễ gần bởi vóc dáng cao, gầy và đôi mắt hiền. Cái tên Phạm Đạt được người trong nghề nhắc tới nhiều khi anh đã phục chế và phát triển thành công dòng men rạn cổ của Bát Tràng. Nhưng ít ai biết rằng, để có được sự thành công đó, nghệ nhân này đã phải trải qua một chặng đường dài gian nan...

Người phụ nữ bền bỉ nuôi con, nuôi chữ

(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, những năm 60 của thế kỷ trước, bà Đinh Thị Nho cùng gia đình lên khai hoang tại xóm Phú Yên, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy. Mặc dù làm nông nghiệp với hơn 1 ha ruộng màu nhưng gia đình vẫn quyết tâm cho con cái học tập. Nhớ về những ngày khó khăn đó, bà Nho xúc động chia sẻ: "Ngày đó khó khăn lắm, không có đủ cơm áo để nuôi các con ăn học, nhiều khi gia đình phải ăn sắn với rau má để sống qua ngày. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi bảo nhau phải cho con ăn học thành người để sau này chúng bớt khổ”.

Làm giàu từ nghề mộc

(HBĐT) - 28 tuổi nhưng đoàn viên Nguyễn Văn Chiến, thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn đã là ông chủ một xưởng mộc khá lớn. Anh là tấm gương sáng vượt qua đói nghèo để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Thương binh Đặng Xuân Đích nêu gương “tàn nhưng không phế”

(HBĐT) - Trở về với cuộc sống đời thường, thương binh Đặng Xuân Đích, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) phải đối mặt với không ít khó khăn. Thế nhưng phát huy phẩm chất "bộ đội Cụ Hồ”, ông tiếp tục vươn lên, trở thành người thương binh "tàn nhưng không phế”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục