(HBĐT) - Chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, nguyên liệu sẵn có, thu hoạch sớm, lãi suất cao, mô hình trồng nấm đã mang lại cho gia đình anh Nguyễn Văn Quang (xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên, Lương Sơn) thu nhập gần 150 triệu đồng/năm. Nghề trồng nấm không mới nhưng vẫn rất hiệu quả, giúp anh và nhiều hộ dân khác trong vùng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Trước
đây, gia đình anh Quang nghèo khó, thu nhập chỉ trông vào làm thuê và mấy sào
ruộng nên hoàn cảnh rất khó khăn. Trong lúc chưa tìm được hướng thoát nghèo,
anh được xã cử đi thăm quan thực tế tại các cơ sở trồng nấm của huyện Đông Anh
(Hà Nội). Nhận thấy nghề trồng nấm đơn giản, chi phí thấp, không mất nhiều thời
gian để cho thu hoạch một năm trồng được nhiều vụ, mỗi vụ thu vài chục đến hàng
trăm triệu đồng; nguyên liệu đơn giản như mùn cưa, rơm, rạ…đều sẵn có ở quê
nhà. Do đó, anh quyết tâm mang mô hình trồng nấm về địa phương, ước muốn làm
giàu ngay chính tại quê hương.
Mô hình trồng nấm của anh Nguyễn
Văn Quang (xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên, Lương Sơn) đem lại thu nhập từ 100 -150
triệu đồng/năm.
Nói là làm, trở về địa phương, anh Quang bắt tay
vào xây dựng cơ sở trồng nấm. Nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Lương Sơn, anh
em, họ hàng, anh bắt đầu trồng nấm với nhà xưởng 150m2. Anh đặt mua giống nấm
sò từ Thái Bình, tự tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm qua sách báo, internet. Những
vụ nấm ban đầu, do ít kinh nghiệm chăm sóc nên nhiều bịch bị hỏng, phát triển
chậm, sản lượng thu hoạch thấp. Bên cạnh đó, mặt hàng này còn khá lạ lẫm với
người dân trong xã nên anh gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản
phẩm. Không nản chí, anh luôn kiên trì với mô hình nấm của mình mặc dù những hộ
trồng nấm khác trong vùng đều đã bỏ cuộc. Qua mỗi vụ nấm, anh lại tích lũy được
thêm nhiều kinh nghiệm, đồng thời tìm được nhiều mối hàng ổn định. Hiện giờ, cơ
sở trồng nấm sò của anh Quang đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp nấm sò tới
các gian hàng ở chợ Lương Sơn, Xuân Mai…
Trao đổi về kinh nghiệm trồng nấm, anh Quang cho
biết: "Trồng nấm không khó nhưng phải chịu khó chăm sóc và kiên trì với nghề.
Chọn và xử lý giống là khâu quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc đóng bịch nấm
quyết định đến thành công của vụ nấm. Nước tưới phải đều, nhiều quá bịch nấm sẽ
úng và hỏng. Tạo cho nhà xưởng môi trường ẩm thấp để nấm phát triển nhanh, đồng
thời khử trùng thường xuyên để nấm không bị nhiễm bệnh”.
Phát triển mô hình trồng nấm đến nay đã 8 năm,
hiện tại, anh có 3 nhà xưởng trồng nấm, mỗi xưởng có diện tích từ 150-300m2 với
tổng số hơn 12.000 bịch. Sản phẩm nấm sò bán ra thị trường có giá 25.000-30.000
đồng/ kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, mô hình trồng nấm đem về cho anh Quang
thu nhập 100-150 triệu đồng/năm. Nguyên liệu trồng nấm đơn giản, đều sẵn có và
dễ kiếm như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa… do đó mô hình trồng nấm có thể
nhân rộng ra khắp nơi, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ
dân.
"Khi mới trồng nấm, tôi rất lo lắng về đầu ra
cho sản phẩm, nhưng hiện giờ cung không đủ cầu, nhiều khách hàng đến tận nhà
hỏi mua nhưng vụ nấm đã thu hoạch hết, không còn để bán”, anh Quang vui vẻ.
Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, gia đình anh Quang đã
thoát nghèo, vươn lên làm giàu trong
xóm. Để mô hình được nhân rộng, giúp nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT- XH địa phương,
anh mong muốn các cấp chính quyền quan
tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật chăn nuôi để nghề trồng nấm sẽ
là hướng phát triển mới, giúp nhiều hộ nghèo ổn định cuộc sống.
Hoàng Anh
(HBĐT) - "Một trong những điểm nổi bật trong công tác khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của Hội LHPN huyện Lương Sơn năm qua là tổ chức khảo sát và thành lập mới 2 CLB "Nữ chủ kinh doanh” với 52 thành viên tại xã Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn, hỗ trợ 4 triệu đồng cho 4 hội viên khởi nghiệp kinh doanh. Đồng thời tổ chức tập huấn về kiến thức cơ bản, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên mới khởi nghiệp. Hội LHPN huyện cũng tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng NN&PTNT huyện nhằm đẩy mạnh và nhân rộng tổ vay vốn. Nhờ vậy, số vốn vay của phụ nữ huyện hiện nay đã tăng gần 30 tỷ đồng so với năm 2016. Đây là những nỗ lực thể hiện sự chủ động, mạnh dạn, sáng tạo, quyết tâm của phụ nữ huyện Lương Sơn trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn khi đánh giá về kết quả nổi bật hoạt động Hội LHPN trên địa bàn huyện thời gian qua.
(HBĐT) - Người nông dân 33 tuổi này sinh ra, lớn lên và gắn bó với rừng, với thung lũng và thuộc từng đường đi, vách đá, cây rừng ở đây. Người chúng tôi muốn nhắc đến là anh Bùi Văn Phương, xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn đã chọn nuôi dê để khởi nghiệp. Nhờ dám nghĩ, dám làm đã đem lại thành công cho anh.
(HBĐT) - Quyết tâm thoát nghèo với mô hình kinh tế tổng hợp, cuộc sống của gia đình ông Đinh Đức Hữu (xóm Đằm, xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) ngày càng đủ đầy. Đến nay, ông luôn được biết đến là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao của xã.
(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện đang là một trong những vùng trọng điểm trồng cam, năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng riêng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến khu trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất anh hùng này. Đó là trang trại của gia đình chị Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.
(HBĐT) - Từ lâu nay, Bảo tàng di sản Văn hóa Mường trở thành địa điểm thăm quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thực sự là địa điểm bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của người Mường, góp phần làm cho văn hoa Mường thăng hoa, phát triển. Bảo tàng được xây dựng tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, có không gian yên tĩnh, nằm ở lưng chừng ngọn đồi thấp, có các khe lạch tạo thành những dòng suối nhỏ róc rách ngày đêm. Địa điểm, khung cảnh phù hợp với xây dựng nhà, cũng như sinh hoạt, sản xuất của người Mường.