(HBĐT) - Nằm cạnh đường vào trung tâm xã Nà Phòn (huyện Mai Châu), nổi bật giữa những thửa ruộng nứt nẻ là vườn hoa của homestay Bảo Quyên rực rỡ màu sắc. Trên diện tích hơn 3.000 m2, các loại hoa tam giác mạch, dừa cạn, bách nhật tím, mào gà, hoa tía tô cảnh…cùng nhau bung nở, đua sắc. Xen giữa các luống hoa là tiểu cảnh khèn Mông, xích đu… Không chỉ khâm phục với hướng đi sáng tạo, mô hình vườn hoa chụp ảnh dịch vụ của cô gái trẻ Hà Tuyết Trinh - chủ homestay Bảo Quyên còn khiến chúng tôi khá ấn tượng về ý tưởng tạo cảm hứng để hình thành cả cánh đồng hoa trên mảnh đất Nà Phòn.


Trăn trở đi tìm sản phẩm mới cho du lịch Mai Châu

Đưa chúng tôi đi thăm những luống hoa tam giác mạch bung nở một góc cánh đồng, cô chủ trẻ người Thái sinh năm 1992 Hà Tuyết Trinh tươi tắn chia sẻ: Đầu năm 2017, homestay Bảo Quyên chính thức đi vào hoạt động. Trước và trong quá trình xây dựng homestay, em đã đi tìm hiểu, tham khảo ở nhiều điểm du lịch cộng đồng và các homestay trên địa bàn huyện Mai Châu cũng như các tỉnh lân cận. Từ đó, em quyết định xây dựng homestay Bảo Quyên với không gian theo kiến trúc hiện đại, trang bị tiện nghi đầy đủ như wifi, điều hòa, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ… Đặc biệt vẫn có được đầy đủ những nét đặc trưng nhất của văn hóa Thái như nhà sàn, mái ngói, lá cọ, đồ dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống... Do đó, homestay Bảo Quyên khiến cho du khách, vừa có không gian nghỉ dưỡng yên tĩnh nhưng vẫn được trải nghiệm những tiện ích hiện đại. Homestay có sức chứa 50 khách, bãi đỗ xe rộng và các dịch vụ đi kèm đáp ứng nhu cầu du khách như: ẩm thực truyền thống của người Thái; câu cá; cho thuê xe đạp, xe máy, xe điện đi dạo; hướng dẫn du khách thăm quan, khám phá leo núi và ngắm thác.

Cô chủ trẻ Hà Tuyết Trinh bên vườn hoa Bảo Quyên rực rỡ sắc màu chào đón du khách đến thăm quan, chụp ảnh dịp Tết Mậu Tuất.

Song song với việc xây dựng homestay, từ đầu năm 2017, Trinh cũng bắt tay vào xây dựng vườn hoa Bảo Quyên. Chia sẻ về ý tưởng táo bạo và mới mẻ này, Trinh cho biết: Thực tế là các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu hiện nay chưa phong phú, chưa thực sự hấp dẫn và níu chân được du khách. Bao năm nay chủ yếu chỉ là thưởng thức ẩm thực Thái, ngủ nhà sàn, đốt lửa trại, đi xe đạp…Trong khi du khách ngày nay, nhất là các bạn trẻ ngoài việc ăn uống, vui chơi đều rất thích chụp ảnh để lưu giữ lại những khung hình, kỷ niệm đẹp. Ngoài ruộng lúa chín, váy áo dân tộc, các ngôi nhà sàn…thì có ít bối cảnh để du khách chụp ảnh.

Từ trăn trở đó, Trinh nhận thấy khu vực ruộng của xóm Nà Thia nằm hai bên đường đi vào trung tâm xã Nà Phòn vào mùa khô đa phần đều bỏ hoang do thiếu nước tưới khiến cho khung cảnh trông xác xơ, không có sức sống. Sau khi đi thăm, tìm hiểu tại các điểm du lịch như Mộc Châu, ngoại thành Hà Nội…và tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại hoa, Trinh đã nảy ra ý tưởng và quyết định cải tạo ruộng lúa, trồng hoa, tạo địa điểm để khách du lịch chụp ảnh.

Ước mong về cánh đồng hoa du lịch giữa lòng thung lũng Mai Châu

ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy phát sinh nhiều khó khăn. Khu vực ruộng mà Trinh định thầu bao gồm nhiều thửa ruộng nhỏ của một số hộ gia đình. Do đó, thử thách đầu tiên Trinh phải vượt qua đó là đến từng hộ thương thảo để các hộ đồng ý cho thầu lại ruộng với mức giá và thời gian phù hợp. Trước ý tưởng mới lạ của Trinh, ban đầu, các hộ dân cũng băn khoăn nhưng sau đã dần bị Trinh thuyết phục và đồng ý.

Bắt tay vào làm, Trinh đã lựa chọn trồng những loại hoa phù hợp với điều kiện thời tiết vùng Mai Châu, dễ chăm sóc, bền hoa… Ban đầu, Trinh lựa chọn phương án trồng bằng cây con nhưng kết quả chưa được như mong đợi, cây chết nhiều. Rút kinh nghiệm từ thất bại vụ hoa đầu, sau đó Trinh đã mày mò tìm hiểu về kỹ thuật ươm hạt và trồng bằng hạt.

Trồng hạt cho hiệu quả tốt hơn hẳn so với trồng bằng cây con, tuy nhiên, thành công không trọn vẹn và đơn giản như thế. Trinh chia sẻ: Do chưa có kinh nghiệm nên không phải gieo hạt hoa nào cũng nảy mầm, phát triển tốt. Ví dụ như vụ này, hoa tam giác mạch, hoa tía tô cảnh, hoa bướm… đều lên tốt, ra hoa đều, màu sắc đẹp nhưng hoa hướng dương thì thất bại. Nhưng thất bại không làm em nản lòng. Sau 1 năm thực hiện, em đã có kinh nghiệm, kỹ thuật hơn đối với việc trồng hoa. Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Mậu Tuất, em trồng một số loại hoa mới, dễ trồng, đang được yêu thích như: họa mi, cúc, dạ thảo…phù hợp với xu hướng và sở thích của khách du lịch.

Ngoài trồng hoa thành luống, thành hình, Trinh còn đầu tư làm các tiểu cảnh như nhà sàn, khèn Mông, xích đu, cầu thang từ vật liệu tre, nứa…để du khách thỏa sức tạo dáng, chụp ảnh. Tính toán về hiệu quả kinh tế của vườn hoa Bảo Quyên, Trinh cho biết: Chi phí cho vườn hoa trong 1 năm qua hết 80 triệu đồng bao gồm 30 triệu tiền thầu đất; 50 triệu tiền hoa giống, phân bón, thuê nhân công trồng, chăm sóc. Giá vé vào vườn hoa chụp ảnh ngày thường 10.000 đồng/người/lượt, cuối tuần và ngày lễ, tết 20.000 đồng/người/lượt. Đối với các ngày thường, khách vào rải rác từ vài chục đến 100 khách; riêng các ngày cuối tuần, từ trưa thứ sáu đến sáng chủ nhật đạt khoảng từ 100 đến vài trăm khách/ ngày. Đặc biệt, dịp nghỉ Tết Dương lịch vừa qua, vườn hoa Bảo Quyên đã đón hơn 1.000 lượt khách đến chụp ảnh. Sở dĩ có con số "khủng” đó vì hiện nay, trên các bản làng du lịch cộng đồng khu vực thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn… có duy nhất mô hình vườn hoa chụp ảnh Bảo Quyên. Như vậy, không chỉ tạo cảnh quan đẹp cho xóm làng, tạo thêm sản phẩm cho du lịch Mai Châu, vườn hoa còn cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Đặc biệt, trong câu chuyện với chúng tôi, Trinh đã chia sẻ suy nghĩ: Em mạnh dạn xây dựng mô hình trồng hoa dịch vụ chụp ảnh không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn với mong muốn tạo cảnh quan đẹp cho vùng du lịch Nà Phòn. Em mong từ mô hình này sẽ tạo cảm hứng, gợi mở để các hộ dân có ruộng lân cận sẽ trồng hoa. Từ đó hình thành cánh đồng hoa sinh động, đẹp mắt, tạo ấn tượng đặc biệt, thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho Mai Châu.

Dương Liễu

 


Các tin khác


Khởi nghiệp từ Dự án cung ứng dịch vụ giúp việc gia đình chuyên nghiệp

(HBĐT) - Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nhà sạch Hòa Bình là Doanh nghiệp tiên phong tại Hòa Bình cung cấp các dịch vụ giúp việc gia đình theo hướng chuyên nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm cho đội ngũ phụ nữ, tham gia xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Người sáng lập và điều hành Công ty là chị Nguyễn Thị Thương, một nữ doanh nhân trẻ tuổi nhưng đã trải qua nhiều năm làm công việc chuyên môn liên quan đến lĩnh vực xã hội hóa như Bảo trợ trẻ em và phát triển cộng đồng.

Phụ nữ huyện Lương Sơn sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - "Một trong những điểm nổi bật trong công tác khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của Hội LHPN huyện Lương Sơn năm qua là tổ chức khảo sát và thành lập mới 2 CLB "Nữ chủ kinh doanh” với 52 thành viên tại xã Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn, hỗ trợ 4 triệu đồng cho 4 hội viên khởi nghiệp kinh doanh. Đồng thời tổ chức tập huấn về kiến thức cơ bản, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên mới khởi nghiệp. Hội LHPN huyện cũng tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng NN&PTNT huyện nhằm đẩy mạnh và nhân rộng tổ vay vốn. Nhờ vậy, số vốn vay của phụ nữ huyện hiện nay đã tăng gần 30 tỷ đồng so với năm 2016. Đây là những nỗ lực thể hiện sự chủ động, mạnh dạn, sáng tạo, quyết tâm của phụ nữ huyện Lương Sơn trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lương Sơn khi đánh giá về kết quả nổi bật hoạt động Hội LHPN trên địa bàn huyện thời gian qua.

Chàng trai đất Mường bắc cầu cho dê vượt núi

(HBĐT) - Người nông dân 33 tuổi này sinh ra, lớn lên và gắn bó với rừng, với thung lũng và thuộc từng đường đi, vách đá, cây rừng ở đây. Người chúng tôi muốn nhắc đến là anh Bùi Văn Phương, xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn đã chọn nuôi dê để khởi nghiệp. Nhờ dám nghĩ, dám làm đã đem lại thành công cho anh.

Khởi nghiệp từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Quyết tâm thoát nghèo với mô hình kinh tế tổng hợp, cuộc sống của gia đình ông Đinh Đức Hữu (xóm Đằm, xã Dân Chủ, TP Hòa Bình) ngày càng đủ đầy. Đến nay, ông luôn được biết đến là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, có thu nhập cao của xã.

Người phụ nữ với quyết tâm phục hồi "thương hiệu" cam V2 trên đất Phú Thành

(HBĐT) - Xã Phú Thành hiện đang là một trong những vùng trọng điểm trồng cam, năng suất, sản lượng cũng như vị thơm ngon đặc trưng riêng của vùng đất Lạc Thủy. Đi đầu trong phong trào không thể không nói đến khu trang trại cam của một phụ nữ được mệnh danh là "Vua cam V2” trên vùng đất anh hùng này. Đó là trang trại của gia đình chị Phạm Thị Lan, thôn Tân Phú, xã Phú Thành, Lạc Thủy.

Gia đình tiên phong sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Về xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), nhắc đến người làm chổi chít giỏi, ai cũng biết đến vợ chồng anh Ngô Quang Khương đã có gần 20 năm trong nghề với cơ ngơi đồ sộ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua biết bao thăng trầm, có những lúc tưởng như bỏ cuộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục