(HBĐT) -Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đã mạnh dạn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Mô hình gia trại và kinh doanh máy xúc phục vụ xây dựng vận tải mỗi năm cho gia đình ông tổng lợi nhuận 4,5 tỷ đồng. 5 năm liền, ông được công nhận là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư; tháng 10/2018 được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư vinh danh là 1 trong 63 "Gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.


Ông Trần Văn Minh được Ban tổ chức chương trình "Tự hào nông dân Việt Nam” trao chứng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

Nhà nông Trần Văn Minh bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi, trồng trọt năm 2004. Thời điểm đó, mặc dù thấm đẫm bao khó khăn, vất vả mà không có lãi, thậm chí có năm bị lỗ, nhưng ông không nản chí, vẫn kiên trì học hỏi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên chăn nuôi, trồng trọt dần cho doanh thu mỗi năm gần 1 tỷ đồng.

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ông quyết định mở rộng diện tích, quy mô sản xuất tăng dần hàng năm. Hiện nay, gia đình ông đã tích tụ được 45 ha đất, trong đó trên 40 ha đất đồi rừng trồng keo, bạch đàn. Để nâng cao hiệu quả dưới tán lá, ông kết hợp chăn thả trâu, bò thịt với tổng đàn dao động từ 45– 60 con, hiện tại có 36 con bò và 18 con trâu, trong đó có 15 bò mẹ, 8 trâu mẹ khỏe cho nhân đàn khá tốt. Mỗi năm ông khai thác bán tỉa từ 8 - 10 ha keo thương phẩm và xuất 15 - 20 con bò, thu lãi từ 400 - 450 triệu đồng.

Ngoài trồng rừng, ông Minh còn đầu tư trồng 4,5 ha riềng, sả ở những chân đồi thấp, cho thu hoạch ổn định từ 45 - 50 tấn, trừ chi phí lãi 600 triệu đồng mỗi năm. Khu vườn gần nhà ông trồng 1 ha bưởi Diễn vừa cho bóng mát lại có hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu lãi 150 triệu đồng. Bình quân hàng năm, gia đình ông thu lãi từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi được 1,2 tỷ đồng. Ông Minh cho biết, để sản xuất hiệu quả, gia đình ông đã áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là thực hiện thâm canh gối vụ để tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên hàng năm, không bị giãn đoạn, đồng thời có khoảng nghỉ nhất định đối với đất để có thời gian bồi bổ đất, tạo năng suất cao; lựa chọn con, cây giống cho năng suất cao đưa vào trồng trọt, chăn nuôi.

Không dừng lại ở trồng trọt, chăn nuôi, năm 2010, ông tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải, máy móc xây dựng. Hiện nhà ông có 1 xe bán tải, 3 máy xúc, máy ủi nhằm phục vụ công việc của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu về máy móc sản xuất cho bà con trong vùng, mỗi năm cho thu nhập 4,5 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng. Do đó từ năm 2012 - 2016 ông liên tục được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư.

Từ mô hình kinh tế này, gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 7 lao động, có thời điểm thu hút 30 lao động thời vụ ở địa phương.

Với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm dám nghĩ, dám làm có trách nhiệm với cộng đồng, là hạt nhân nòng cốt đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông Trần Văn Minh xứng đáng đại diện duy nhất của tỉnh Hòa Bình được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

                                                     Phạm Kim Thoa (Hội Nông dân tỉnh)


Các tin khác


Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp

(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.

Người thợ may giàu nghị lực

(HBĐT) - Số phận không may đã cướp đi đôi chân của chị. Nhưng bằng nghị lực, chị đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Hiện giờ chị là chủ một cơ sở may và tạo việc làm cho nhiều chị em trong thôn, xóm. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là chị Bùi Thị Miền (SN 1978), người thợ may không chân, trú tại xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phiên chợ truyền thông – câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.

Nữ Trưởng xóm kiên trì đưa cây Sachi về vùng quê nghèo

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây Sachi hiệu quả ở xóm Khạng. Dù đã được đồng chí Bùi Văn Nức, công chức Văn phòng UBND xã Địch Giáo nói trước sẽ xuống gặp cán bộ xóm, thăm mô hình nhưng chúng tôi không ngờ được người phụ nữ trẻ có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn mặc giản dị trước mặt là trưởng xóm Hà Thị Hạnh.

8X khởi nghiệp từ đam mê luyện viết chữ đẹp

(HBĐT) - "Dạy viết chữ vừa là đam mê, vừa là trăn trở mà tôi quyết tâm thực hiện để giúp mọi người trân trọng chữ Quốc ngữ, biết viết chữ đẹp”. Đó là tâm sự của cô giáo Hà Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và ngoại ngữ quốc tế Green Star, được thành lập cách đây 1 năm tại phường Chăm Mát, TP Hòa Bình.

Mở hướng làm giàu từ trồng thanh long ruột đỏ

(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn, ruộng lúa bấp bênh sang trồng thanh long ruột đỏ, anh Bùi Văn Thanh, xóm Đồi Bưng 2, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã thu được những kết quả ngoài mong đợi, mở ra hướng làm giàu đầy hứa hẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục