(HBĐT) - Có công việc ổn định tại UBND xã Yên Trị, thế nhưng, chàng trai 8X Bùi Huy Chương (sinh năm 1984) xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã quyết định rời công sở và bắt đầu thực hiện đam mê tạo ra thực phẩm sạch để cung cấp cho người tiêu dùng.

 

Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) sử dụng các loại thảo dược làm thức ăn để hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn rừng.

 

Trăn trở với thực phẩm sạch 

"Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, yếu tố quan tâm hàng đầu của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi của người dân đang chạy theo lợi nhuận, bất chấp cả tính mạng của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại trong sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích làm tăng trưởng nhanh. Hệ lụy của thực phẩm không đảm bảo chất lượng để lại nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thực phẩm. Tất cả những điều đó đã khiến tôi trăn trở nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện mô hình sản xuất thực phẩm sạch của mình”, anh Bùi Huy Chương chia sẻ. 

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Yên Trị, thường xuyên được tiếp xúc với các sản phẩm nông nghiệp do gia đình và địa phương sản xuất, anh Chương đã tích lũy được một số kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Qua quá trình khảo sát thực tế, tìm hiểu nhu cầu thị trường, hiện nay, thịt lợn vẫn là thực phẩm chính được người dân lựa chọn, tuy nhiên, người chăn nuôi chủ yếu nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt không cao… Chính vì vậy, anh Bùi Huy Chương quyết định lựa chọn giống lợn rừng để nuôi.

Chất lượng - yếu tố quyết định thành công

Năm 2013, anh Chương bắt đầu thực hiện mô hình chăn nuôi lợn rừng. Vốn ban đầu của anh hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua lợn giống. Theo anh Chương, khó khăn nhất là việc chọn giống lợn nái chuẩn. Chính vì vậy, không ngại vất vả đến huyện Lạc Sơn, Lương sơn tìm mua lợn nái đạt tiêu chuẩn. 3 con lợn mẹ, mỗi con đẻ được 8 con, anh tiếp tục chọn ra những con lợn đạt tiêu chuẩn để gây làm giống, còn lại nuôi bán lợn thương phẩm.

Sau 5 năm, giờ đây, mô hình kinh tế của anh Chương với hơn 2 ha gồm 14 chuồng nuôi lợn rừng; mặt ao 3.600 m2, còn lại là đất trồng trọt. Hiện tại, anh Chương có 11 con lợn nái, 50 con lợn rừng thương phẩm; 5 tạ cá các loại như mè, chép, trắm cỏ… Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, mô hình sản xuất thực phẩm sạch của Chương đem về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Năm 2017, nhiều hộ nuôi lợn thua lỗ. Tuy nhiên, giống lợn rừng của anh Chương vẫn có đầu ra ổn định. Giá bán 1 kg lợn rừng dao động từ 120.000 – 130.000 đồng. Thậm chí có vào dịp Tết Nguyên đán, anh Chương không đủ hàng để bán. Nhiều công ty muốn ký hợp đồng lâu dài với số lượng lớn nhưng anh không dám ký vì không đủ lượng hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Thương hiệu lợn rừng sạch nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, số lượng có hạn nên lợn sạch của anh Chương chỉ đủ cung cấp cho những thương lái thân quen đến mua tận nhà.

Vậy đâu là yếu tố quyết định thương hiệu lợn sạch của chàng chai 8X. Anh Bùi Huy Chương chia sẻ về bí quyết: Để thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trước hết cần tạo ra những sản phẩm sạch, đạt chất lượng tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của người tiêu dùng. Để tạo nên chất lượng thịt lợn thơm, giòn, tôi quan tâm đến nguồn thức ăn. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng quy trình ủ lên men vi sinh từ cám ngô, thóc của chính người dân Yên Thủy làm ra. Bên cạnh đó, tôi đầu tư trồng các loại cây thảo dược để cho lợn ăn, chất đạm, phòng được nhiều loại bệnh, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc. Tôi thường xuyên quan tâm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tất cả đã tạo nên sản phẩm lợn rừng sạch, thơm ngon, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình tôi.

Chàng trai 8X dám từ bỏ công việc Nhà nước, quyết tâm khởi nghiệp với mô hình sản xuất thực phẩm sạch đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bùi Huy Chương vinh dự được Ban Chấp hành tỉnh Đoàn tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I” năm 2018.

                                                                                             Thu Thủy

Các tin khác


Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp


Bài 2 – Đề cao trách nhiệm vì cộng đồng

(HBĐT) - Nhiều năm liền giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ và hiện tại là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật của tỉnh, doanh nhân Hà Văn Thắng, vị CEO của Công ty CP 26-3 Hòa Bình thường xuyên có mặt trong các diễn đàn về KT -XH. Trong các diễn đàn này, anh sẵn sàng sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm trên thương trường cho thế hệ trẻ đang thực hiện ước mơ lập thân, lập nghiệp trong đó thể hiện rõ cái tâm hướng về cộng đồng.

 

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp

(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.

Người thợ may giàu nghị lực

(HBĐT) - Số phận không may đã cướp đi đôi chân của chị. Nhưng bằng nghị lực, chị đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Hiện giờ chị là chủ một cơ sở may và tạo việc làm cho nhiều chị em trong thôn, xóm. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là chị Bùi Thị Miền (SN 1978), người thợ may không chân, trú tại xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phiên chợ truyền thông – câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.

Nữ Trưởng xóm kiên trì đưa cây Sachi về vùng quê nghèo

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây Sachi hiệu quả ở xóm Khạng. Dù đã được đồng chí Bùi Văn Nức, công chức Văn phòng UBND xã Địch Giáo nói trước sẽ xuống gặp cán bộ xóm, thăm mô hình nhưng chúng tôi không ngờ được người phụ nữ trẻ có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn mặc giản dị trước mặt là trưởng xóm Hà Thị Hạnh.

8X khởi nghiệp từ đam mê luyện viết chữ đẹp

(HBĐT) - "Dạy viết chữ vừa là đam mê, vừa là trăn trở mà tôi quyết tâm thực hiện để giúp mọi người trân trọng chữ Quốc ngữ, biết viết chữ đẹp”. Đó là tâm sự của cô giáo Hà Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và ngoại ngữ quốc tế Green Star, được thành lập cách đây 1 năm tại phường Chăm Mát, TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục