(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn (Agribank Kỳ Sơn) đã giúp nhiều hộ làm chổi chít trên địa bàn huyện có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu.


Đại diện Agribank Kỳ Sơn khảo sát tình hình sử dụng vốn vay tại cơ sở sản xuất chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ.

Nghề sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn được hình thành cách đây khoảng 20 năm. Hiện, trên địa bàn huyện có khoảng vài chục hộ đang làm nghề chổi chít. Chủ lực trong thúc đẩy nghề chổi chít tại huyện phải nói đến nguồn vốn tín dụng của Agribank Kỳ Sơn. Mỗi năm, Chi nhánh giải ngân hàng chục tỷ đồng cho riêng ngành nghề này thông qua hoạt động cho vay tích trữ nguyên liệu đầu vào của người dân, cũng như có nguồn vốn trang trải trong quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy KT-XH.

Xã Dân Hạ là một trong những địa bàn phát triển mạnh nghề chổi chít trong nhiều năm qua của huyện. Toàn xã có hàng trăm hộ có người tham gia vào lực lượng lao động làm nghề chổi chít. Cùng với đó, nhiều chủ hộ đã phát huy được nguồn vốn từ Agribank phát triển sản xuất ngành nghề này. 

Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xóm Máy Giấy. Cách đây khoảng 20 năm, từ số vốn khoảng 5 triệu đồng vay tín chấp từ Agribank Kỳ Sơn đã giúp gia đình chị có đủ điều kiện mua nguyên liệu về thuê người sản xuất. Chị Phượng cho hay: "Nếu không có nguồn vốn của Agribank thủa ban đầu, chắc chắn gia đình tôi không có ngày hôm nay". Với số vốn tích cóp sau nhiều năm, cùng hơn 1 tỷ đồng vay Agribank Kỳ Sơn mỗi năm, hiện nay, gia đình chị Phượng đầu tư khoảng 300 - 400 tấn chít nguyên liệu. Qua đó, đảm bảo hoạt động cho 7 cơ sở nằm trên địa bàn huyện với trên 100 lao động có việc làm thường xuyên. Sản lượng chổi chít xuất khẩu của gia đình chị Phượng khoảng 20 vạn chiếc mỗi tháng, đa phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

Cũng trên địa bàn xóm Máy Giấy, hộ anh Quách Ngọc Thành là một trong những khách hàng nổi bật của Agribank Kỳ Sơn. Từ hai bàn tay trắng, nhờ nguồn lực từ Agribank Kỳ Sơn cùng ý chí quyết tâm, đến nay, hộ anh Thành là điển hình phát triển kinh tế của địa phương. Mỗi năm, gia đình anh Thành huy động cả chục tỷ đồng mua nguyên liệu chít phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, Agribank Kỳ Sơn cho vay khoảng 3 tỷ đồng, tạo điều kiện giúp gia đình anh mở rộng sản xuất. Hiện, gia đình anh Thành có trên 100 lao động chuyên làm nghề chổi chít xuất khẩu đi các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia. Anh Quách Ngọc Thành cho biết: "Nhờ nguồn vốn vay từ Agribank Kỳ Sơn, gia đình tôi đó có đủ nguồn lực mua nguyên liệu đầu vào, đồng thời trả lương cho công nhân lao động từ 300 - 400 triệu đồng mỗi tháng". 

Thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều năm nay, Agribank Kỳ Sơn đã phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện triển khai xây dựng các nhóm, tổ vay vốn, qua đó tạo nên một kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, trong đó khá chú trọng cho vay phát triển sản xuất chổi chít.

Theo Giám đốc Agribank Kỳ Sơn Tuấn Minh Tuấn, tổng hợp đến cuối tháng 6/2019, Chi nhánh có tổng dư nợ 650 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay làm nghề chổi chít hơn 60 tỷ đồng. 

Có thể nói, trong quá trình phát triển nghề chổi chít trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Agribank Kỳ Sơn luôn thể hiện được vai trò trọng yếu về lĩnh vực hỗ trợ tín dụng. "Hiện nay và trong thời gian tới, những đồng vốn tín dụng của Agribank Kỳ Sơn đã và sẽ luôn là động lực quan trọng thúc đẩy nghề chổi chít phát triển, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần vào giải quyết việc làm, phát triển KT-XH của huyện" - Giám đốc Agribank Kỳ Sơn Tuấn Minh Tuấn chia sẻ.


Hông Trung

Các tin khác


Phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.

Thu nhập khá từ trồng dưa lê Hàn Quốc

(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu và dần trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích luỹ qua nhiều năm, nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun (xã Xăm Khoè) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng trồng cây kém hiệu quả sang trồng dưa lê. Đến nay, mô hình của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học hỏi.

Làm giàu từ những chân ruộng kém hiệu quả

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao. 

Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Tổ hợp tác chăn nuôi gà bản địa xóm Đam cùng khởi nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục