(HBĐT) - Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi, diện tích đất rừng chiếm trên 80%, đó là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để các hộ dân ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.


Thăm quan mô hình nuôi ong của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thích ở xóm Nội, hộ tiêu biểu đã phát triển thành công mô hình, cho thu nhập ổn định, qua tìm hiểu được biết, năm 2015, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, ông Thích mạnh dạn sử dụng nguồn vốn tích góp qua nhiều năm để phát triển mô hình với hy vọng nâng cao thu nhập. Đến nay, gia đình ông đã phát triển với số lượng trên 200 đàn ong. Sản lượng bình quân mỗi năm ước đạt 2.000 lít mật, giá thành ổn định 150.000 đồng/lít, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng.

Ông Thích cho biết: "Khi bắt tay vào phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, tôi đã tích cực tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những người đi trước để áp dụng vào quá trình sản xuất. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến quá trình sinh trưởng của đàn ong; kỹ thuật tách đàn... Áp dụng hiệu quả cách thu hoạch mật bằng thùng quay ly tâm 6 cầu để tăng sản lượng mật, giảm thiểu thiệt hại về bánh tổ, đảm bảo chất lượng của mật ong…".


Mô hình nuôi ong của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thích, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) cho lợi nhuận đạt 300 triệu đồng/năm.

Trước hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, trên địa bàn xã đã có 5 hộ phát triển mô hình với số lượng đạt trên 300 đàn, tập trung chủ yếu tại ở các xóm Sòng, Nội… nơi có những điều kiện thuận lợi về khí hậu, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng. So với các mô hình phát triển kinh tế khác, nghề nuôi ong lấy mật không đòi hỏi nhiều nhân công, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro và giá thành ổn định.

Nhằm hỗ trợ cho các hộ có nhu cầu mở rộng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, xã đã tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện theo quy định. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, khuyến khích các hộ nuôi ong thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển hiệu quả mô hình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các hộ nuôi ong trên địa bàn là quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu được cung cấp cho người dân trong vùng, chưa tiếp cận được các doanh nghiệp, công ty liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chưa áp dụng đồng bộ KHKT vào quá trình sản xuất để nâng cao tối đa sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Quế, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Độc Lập là xã thuộc vùng 135 của huyện Kỳ Sơn, bình quân thu nhập năm 2018 đạt 19,6 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 35,9%. Trước thực tế đó, xã xác định nuôi ong lấy mật là một trong những mô hình điển hình trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân mở rộng quy mô, tăng đàn ong. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ vốn, tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân. Tạo mối liên kết với thị trường tiêu thụ để có đầu ra ổn định, giá thành cao. Qua đó từng bước phát huy hiệu quả nghề nuôi ong lấy mật, tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân".


Đức Anh


Các tin khác


Agribank Kỳ Sơn - tín dụng thúc đẩy phát triển nghề chổi chít

(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn (Agribank Kỳ Sơn) đã giúp nhiều hộ làm chổi chít trên địa bàn huyện có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu.

Hội Nông dân huyện Kim Bôi: Đồng hành thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kim Bôi xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhờ đó, các hộ hội viên nông dân, các gia trại, tổ hợp tác chủ động xây dựng liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Xã Quy Hậu phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Quy Hậu, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

Thu bạc tỷ mỗi năm nhờ mô hình vỗ béo trâu, bò

(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế hiệu quả

(HBĐT) -Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã huy động tốt các nguồn lực để hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục