(HBĐT) - Trong những ngày cuối tháng 8, khí thế chào mừng ngày Quốc khánh của dân tộc dường như tiếp thêm tinh thần lao động sản xuất tới hàng vạn công nhân tại các nhà máy, công xưởng trên địa bàn tỉnh. Phong trào thi đua lao động sản xuất hăng hái, sôi nổi tạo động lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.

Tại Khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn (Lương Sơn), hàng chục lao động của Công ty CP Cao su chất dẻo Đại Mỗ hăng say làm việc. Sau các quy trình sản xuất, mỗi năm, có hàng trăm nghìn sản phẩm được đưa đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, chế tạo các sản phẩm liên quan đến vật liệu cao su. Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp gồm: sản xuất gối cầu cao su có bản thép phục vụ cho đường bộ, đường sắt Việt Nam; các loại gioăng, phớt kỹ thuật phục vụ thủy điện, xe máy, ô tô, tàu hoả và một số ngành phụ trợ khác; băng truyền phục vụ nhà máy xi măng; gia công các sản phẩm bằng composite phục vụ sản xuất ô tô, bể mạ, công trình chịu a xít…

KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) - một trong những trọng điểm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại đây, hơn 1.000 lao động ngành gia công các sản phẩm may mặc của Công ty TNHH GGS Việt Nam miệt mài với các công đoạn, dây chuyền sản xuất. Theo đại diện Công ty THNH GGS Việt Nam, mỗi năm, hàng triệu sản phẩm may mặc được doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài. Bình quân thu nhập của người lao động đạt từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn nhiều đãi ngộ dành cho công nhân làm việc gắn bó lâu dài với công ty.


Công nhân Công ty CP cao su chất dẻo Đại Mỗ - Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất các sản phẩm cao su phục vụ phát triển công nghiệp.

Bà Vũ Thị Hợp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thương mại Dạ Hợp, đơn vị chủ đầu tư hạ tầng KCN bờ trái sông Đà cho biết: Thời gian qua, ngoài đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào hạ tầng KCN, đơn vị còn tăng cường công tác thu hút đầu tư, nhất là ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, ưu tiên những ngành có vốn đầu tư lớn.

Được biết, KCN bờ trái sông Đà hiện thu hút khoảng 23 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp FDI. Trung tuần tháng 8 vừa qua, Công ty CP thương mại Dạ Hợp đã tiếp và làm việc với đại diện Hiệp hội tài chính tư nhân của Nhật Bản, bàn về thu hút đầu tư thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp không chỉ tại KCN bờ trái sông Đà mà còn mở rộng đến các địa phương trong tỉnh.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay ghi nhận những kết quả tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện, tiếp tục tạo động lực tăng trưởng. Trong đó, khu vực công nghiệp với nòng cốt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò là động lực then chốt đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Trong 9 tháng, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn tỉnh ước đạt 26.800 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ, thực hiện 71,7% kế hoạch năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,5% so với cùng kỳ. Nhóm chế biến, chế tạo như: may mặc, sản phẩm điện tử, gạch, ván MDF, xi măng, thức ăn chăn nuôi, kết cấu thép… tiếp tục tăng cao. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đã có đơn hàng hết năm, các doanh nghiệp tích cực sản xuất, tìm kiếm những đơn hàng mới. Sản lượng điện sản xuất lũy kế 9 tháng năm nay ước đạt 8.245 triệu kWh, thực hiện 72,6% so với kế hoạch. Nhóm khai thác khoáng sản có dấu hiệu tăng trở lại, cụ thể như đá xây dựng tăng 40,1% so với cùng kỳ, than tăng 22,3% so với cùng kỳ.

Đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những tháng cuối năm, Sở tiếp tục tập trung bám sát diễn biến, tình hình, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các biện pháp kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh đối với lĩnh vực CN-TTCN. Phấn đấu trong 3 tháng cuối năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 10.597 tỷ đồng, nâng giá trị sản xuất cả năm đạt gần 39.400 tỷ đồng, thực hiện 100% kế hoạch năm, tạo đà cho phát triển CN-TTCN của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Hồng Trung


Các tin khác


Xã Quy Hậu phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Quy Hậu, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

Thu bạc tỷ mỗi năm nhờ mô hình vỗ béo trâu, bò

(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế hiệu quả

(HBĐT) -Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã huy động tốt các nguồn lực để hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.

Thu nhập khá từ trồng dưa lê Hàn Quốc

(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu và dần trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích luỹ qua nhiều năm, nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun (xã Xăm Khoè) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng trồng cây kém hiệu quả sang trồng dưa lê. Đến nay, mô hình của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học hỏi.

Làm giàu từ những chân ruộng kém hiệu quả

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục