(HBĐT) - Từ thành công của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm linh chi từ nguyên liệu cây gỗ keo tươi và mùn cưa" do Sở KH&CN triển khai, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh, phố Tân Lập, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) là đơn vị được chuyển giao ứng dụng để tiếp tục nghiên cứu phát triển và tiến hành sản xuất thương mại. Quả thể nấm linh chi trồng trên cây thân gỗ (nấm linh chi đỏ) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất được lựa chọn là sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2019.
Cán bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh khai thác nấm linh chi đỏ trên giá thể
Khác với công nghệ phổ biến là trồng nấm trên mùn cưa, kỹ thuật Trung tâm áp dụng hoàn toàn mới, đó là linh chi được trồng trên giá thể bằng cây gỗ keo tươi. Đây là một phương pháp vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Theo đó, phần ngọn cây, cành nhỏ người dân thường bỏ đi hoặc để làm củi sau khi khai thác gỗ được đơn vị thu mua về. Sau khi phân loại, những cành keo được cắt thành từng đoạn dài 20 cm, sau đó đem xử lý nấm mốc, tránh mối mọt bằng cách hấp, sấy tiệt trùng và cho vào bao ni lông để trở thành giá thể. Phôi nấm linh chi được nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm, sau đó được cấy ghép vào trong giá thể rồi đặt trong nhà lưới. Yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm là kiểm soát tốt ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Để cho ra những cây nấm đảm bảo chất lượng, kích thước, thẩm mỹ, đòi hỏi người trồng phải điều chỉnh kịp thời các yếu tố trên theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của nấm. Khi trên tai nấm không còn viền màu vàng nhạt mà chuyển sang màu nâu thì có thể thu hoạch được. Trọng lượng tai nấm khi thu hoạch bình quân trên 200 g.
Điểm khác biệt của kỹ thuật này là nguồn dinh dưỡng cho nấm được cung cấp hoàn toàn trực tiếp từ cây keo, không bổ sung bất kỳ phụ gia nào. Do đó, chất lượng nấm linh chi thu được gần như tương đương với nấm mọc trong tự nhiên. Mỗi lứa nấm trồng khoảng 3 tháng là cho thu hoạch lứa đầu, một bịch giá thể có thể thu hoạch 3 lứa, sau khoảng 70 - 80 ngày là thu hoạch lứa tiếp theo. Bằng công nghệ mới, ước tính nấm bán ra thị trường có giá từ 500 - 600.000 đồng/kg. Trong khi trên thị trường hiện nay, giá nấm linh chi dao động từ 1 triệu đồng đến vài triệu đồng/kg. Với những đặc tính ưu việt đối với sức khỏe con người, nấm linh chi có thể dùng làm dược liệu cho đông y hoặc pha trà uống hàng ngày. Qua kiểm nghiệm, sản phẩm nấm linh chi trồng bằng phương pháp nuôi cấy trên cây keo tươi đảm bảo sạch, hoạt chất dược liệu cao. Qua đó, bà con nông dân đều có thể trồng được nấm linh chi, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được thụ hưởng sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ.
Được biết, trong thời gian tới, Trung tâm Ứng dựng tiến bộ KHCN tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất mô nấm, xây dựng dây chuyền chế biến, nhằm tạo ra các sản phẩm như trà dược liệu, linh chi đóng gói... và cung cấp mô nấm, giá thể. Kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập cho người dân trong tỉnh.
Hải Linh
(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kim Bôi xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhờ đó, các hộ hội viên nông dân, các gia trại, tổ hợp tác chủ động xây dựng liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Quy Hậu, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.
(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
(HBĐT) -Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã huy động tốt các nguồn lực để hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.
(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.
(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu và dần trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích luỹ qua nhiều năm, nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun (xã Xăm Khoè) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng trồng cây kém hiệu quả sang trồng dưa lê. Đến nay, mô hình của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học hỏi.