(HBĐT) - Như thường lệ, hàng năm, cây đặc sản quýt Ôn Châu mở đầu cho vụ thu hoạch cây ăn quả có múi niên vụ 2019 - 2020 của nông dân vùng thủ phủ cam Cao Phong. Người trồng giống quýt chín sớm này đang trong tâm thế hân hoan bởi năng suất, chất lượng quả vẫn ổn định. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ mạnh trên thị trường.


Nếu tính về diện tích quýt Ôn Châu hiện có trên địa bàn huyện Cao Phong có lẽ khó ai vượt qua được các tên tuổi: ông Tạ Đình Đào ở khu 5; nhà vườn Thủy Nga ở khu 4, thị trấn Cao Phong... Các trang trại, nhà vườn này đã triển khai thu hoạch quýt Ôn Châu chín sớm từ đầu tháng 9. Hiện tại, các tư thương vẫn đều đặn vào vườn nhập hàng vận chuyển đi bán, giá cả tuy không đắt như những buổi đầu thu hái (30.000 đồng/kg) nhưng thời điểm chính vụ, người trồng quýt Ôn Châu vẫn bán tại vườn với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo tỷ phú vùng cam Tạ Đình Đào, so với năm ngoái, quýt Ôn Châu bán được giá và giá ổn định hơn, sản lượng, doanh thu từ diện tích quýt này vẫn đảm bảo. Đây là sự khích lệ rất lớn đối với người trồng.

Qua chia sẻ của các nhà vườn, quýt Ôn Châu được đưa vào sản xuất ngót hai chục năm trở về đây. Nhờ ứng dụng tốt về khoa học kỹ thuật nên chất lượng quả ngày càng được khẳng định. Các nhà vườn ở vùng thủ phủ cam thường trồng xen quýt với các giống cam chủ lực khác như cam lòng vàng, Xã Đoài, Mart, cam Canh... Giá trị kinh tế từ giống quýt này không hề nhỏ. Quýt Ôn Châu thường chín vào khoảng tháng 8 âm lịch, quá trình thu hoạch diễn ra tầm 40 - 45 ngày là kết thúc để chuyển sang thu hoạch các loại cam đầu vụ khác như lòng vàng. Sau mỗi kỳ thu hoạch quýt Ôn Châu, các nhà vườn bỏ túi vài trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Đơn cử như nhà vườn Thủy Nga thu sản lượng mỗi năm 7 - 8 tấn, bỏ túi ngót 200 triệu đồng.


Nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch quýt Ôn Châu cuối vụ.

Thời vụ thu hoạch quýt Ôn Châu không quá kéo dài nên hiện tại đã có thể xem là cuối vụ. Quýt vì thế có độ chua ngọt đậm đà, vỏ mỏng dễ bóc và tép múi vàng ruộm. Người tiêu dùng mua về thường rửa qua nước rồi dùng tay bóc múi thưởng thức dễ dàng. Nhiều bà nội trợ thay vì giống cam sành mùa này không có, dùng quýt Ôn Châu vắt nước là thức uống giải khát vừa bổ dưỡng, thơm ngon lại không có hạt. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với giống quýt này không hề giảm, thậm chí tăng cao ở vụ này. Chị Phạm Thị Hà, tiểu thương chợ Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Trong các loại hoa quả hiện bán thì quýt Ôn Châu là mặt hàng có sức tiêu thụ lớn nhất, nhì. Cửa hàng tôi mỗi ngày bán không dưới 2 tạ quýt Ôn Châu, có khách mua cả yến về ăn dần, người mua theo thùng làm quà biếu.

Theo đường tiểu thương, quýt Ôn Châu đã được đem đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều nhất tại thị trường thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Trong tổng số trên 3.000 ha cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong, quýt Ôn Châu chiếm khoảng 800 ha, diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh đã cho thu khoảng 80%, giá trị bình quân đạt 500 - 600 triệu đồng/ha. Thành quả vụ thu hoạch quýt đầu vụ là động lực để người trồng cây ăn quả có múi Cao Phong tiếp tục đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và uy tín sản phẩm, đồng thời bước vào vụ thu hoạch chính vụ cam lòng vàng giống chín sớm.


Bùi Minh


Các tin khác


Thôn Thung Trâm nâng cao thu nhập từ trồng sả

(HBĐT) - Tận dụng diện tích đất tự nhiên bằng phẳng, điều kiện khí hậu thuận lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, nhiều hộ dân ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã tận dụng từng tấc đất, mảnh vườn để phát triển mô hình trồng sả với diện tích gần 30 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.

Agribank Kỳ Sơn - tín dụng thúc đẩy phát triển nghề chổi chít

(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn (Agribank Kỳ Sơn) đã giúp nhiều hộ làm chổi chít trên địa bàn huyện có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu.

Hội Nông dân huyện Kim Bôi: Đồng hành thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Kim Bôi xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhờ đó, các hộ hội viên nông dân, các gia trại, tổ hợp tác chủ động xây dựng liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Xã Quy Hậu phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Quy Hậu, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

Thu bạc tỷ mỗi năm nhờ mô hình vỗ béo trâu, bò

(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế hiệu quả

(HBĐT) -Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã huy động tốt các nguồn lực để hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục