(HBĐT) - 14 tuổi ông tham gia cách mạng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông được nhận vào Ty Liêm phóng tỉnh (tiền thân của Công an tỉnh) khi vừa tròn 15 tuổi, trở thành một trong những chiến sỹ an ninh đầu tiên của tỉnh thời kỳ đất nước vừa giành độc lập, được giao nhiệm vụ làm giao liên, trinh sát kiêm công tác văn phòng.

Đã 76 năm trôi qua, những chiến công trong gian khó của lực lượng an ninh những ngày đầu chính quyền cách mạng non trẻ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của ông - Đại tá Trần Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình.



Ông Trần Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc thường trực Công an tỉnh Hà Sơn Bình ôn lại những chặng đường chiến công với Đại tá Lê Xuân Minh, Giám đốc Công an tỉnh.

Chiến sỹ cách mạng 14 tuổi

Đến thăm ông tại ngôi nhà cuối con ngõ nhỏ ở phường Chăm Mát (TP Hoà Bình). Dù tuổi đã cao nhưng trí nhớ ông vẫn còn mẫn tiệp. Xuề xoà, thân thiện trong câu chuyện, ông bảo: Kể từ khi nhận vào làm việc tại Ty Liêm phóng tỉnh sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tính ra ông là chiến sỹ an ninh cuối cùng của tỉnh từ thời kỳ đất nước mới được thành lập (2/9/1945) đến nay vẫn còn sống.

Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: Tham gia cách mạng lúc 14 tuổi, đầu tiên ông làm liên lạc viên cho ông chú họ là Trần Quang Minh (tức Trần Nghìn) - khi đó làm cán bộ của Ban Cán sự Đảng tỉnh. Với vai trò là liên lạc viên, trong suốt thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền năm 1944, ông thường xuyên mang thư từ, tài liệu của đồng chí Trần Nghìn chuyển cho các cơ sở cách mạng ở Lạc Sơn một cách bí mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, Ty Liêm phóng tỉnh được thành lập, theo sự phân công của Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh, đồng chí Trần Nghìn được cử làm Trưởng Ty Liêm phóng. Nhận thấy Trần Văn Lộc là người thông minh, mưu trí, gan dạ, dũng cảm, đồng chí Trần Nghìn đã nhận vào làm giao liên, trinh sát kiêm nhiệm vụ văn phòng. Thời kỳ đầu, cả Ty Liêm phóng có khoảng 20 người, ông là người trẻ nhất, khi ấy mới 15 tuổi. 

Đến những chặng đường chiến công

Nói về thời kỳ đó, ông nhớ lại: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tình hình trật tự trị an trên địa bàn tỉnh không có gì phức tạp. Tuy nhiên, mối lo lớn nhất là các nhóm phản động đã nhen nhóm hoạt động chống phá cách mạng, âm mưu cướp chính quyền còn non trẻ của ta. Tuy vậy, với tinh thần cảnh giác cao, các chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp với Nhân dân và các LLVT tỉnh lật tẩy bộ mặt phản động, trấn áp thành công nhóm phản động Đại Việt quốc dân Đảng tháng 9/1945, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên trong nhóm phản động, thu 80 súng trường, 2 súng trung liên. Tiếp đó, đến tháng 9/1945, những chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp cùng bộ đội truy quét, bắt giữ tổ chức phản động Việt Nam quốc dân Đảng mới hình thành tại vùng Mường Vang (Lạc Sơn). Sang năm 1946, trước vô vàn khó khăn nhưng những chiến sỹ an ninh ở Ty Liêm phóng vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Tiếp nối những chiến công đó, đến tháng 4/1946, lực lượng an ninh còn non trẻ của tỉnh đã làm nên một chiến công vang dội khi đập tan âm mưu cướp chính quyền của bọn phản động Đại Việt Duy Dân. Thắng lợi này đã loại trừ được mối hiểm họa tiềm tàng từ bên trong của bọn phản động với sự hậu thuẫn của quân Tưởng. Tiếp sau những chiến công này, ông Trần Văn Lộc đã cùng các đồng chí, đồng đội tham gia nhiều đợt tấn công truy quét tội phạm, làm trong sạch địa bàn, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Ông tâm sự: Suốt những năm làm cách mạng, theo cách mạng, trong nghề cũng như trong đời, tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tháng hoạt động lĩnh vực an ninh, ông cũng học được nhiều bài học. Nhưng có lẽ bài học đầu tiên về nắm chắc tình hình, không chủ quan, luôn luôn đề cao cảnh giác trước kẻ thù có lẽ là bài học sâu sắc nhất. Cũng chính bài học đó đã đi theo ông suốt những chặng đường lịch sử từ khi  đất nước mới giành độc lập, đến những năm tháng hoạt động tình báo ở chiến trường miền Nam (1964 - 1971), hay trong quá trình tiếp quản,   đảm bảo trật tự trị an tại Sài Gòn sau ngày giải phóng 30/4/1975, chiến trường biên giới Tây Nam, chiến trường Campuchia trong thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Cả sau này, khi giữ cương vị là Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình cho đến khi nghỉ hưu năm 1993, bài học đó luôn theo ông, được ông truyền lại cho con cháu, khi họ tiếp bước ông trở thành những chiến sỹ trên mặt trận an ninh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Bí thư Đảng ủy xã tận tâm, gương mẫu

(HBĐT) - "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, luôn tâm niệm lời dạy có của Bác Hồ, những năm qua, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Mai (Mai Châu) - Hà Thị Viễn luôn quyết liệt, tận tâm, gương mẫu trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, vận dụng sáng tạo công tác dân vận để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà địa phương đang gặp phải, đưa Vạn Mai ngày càng ổn định và phát triển.

Hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Về xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe (Mai Châu), hỏi chị Nguyễn Thị Thơm, chủ cửa hàng điện thoại - điện máy - điện gia dụng Tuấn Thơm không ai không biết. Từ Nam Định lên vùng đất Xăm Khòe khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, vượt qua bao gian khó, vất vả, gia đình chị đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương thứ hai của mình và trở thành tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi tiêu biểu của Hội LHPN xã Xăm Khòe.

Gặp thủ lĩnh Đoàn nhận giải thưởng Lý Tự Trọng

(HBĐT) - Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (TTN) - đó là nhận xét chung của đồng nghiệp, cán bộ và đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn thành phố khi nhắc tới anh Nguyễn Duy Tư, Bí thư Thành Đoàn Hòa Bình. Dù tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1988), nhưng anh là 1 trong những cán bộ Đoàn tiêu biểu của tỉnh, của thành phố đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác.

Gương sáng cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã xuất hiện hàng trăm tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. CCB Ngần Văn Hùng, xã Mai Hạ là một điển hình tiêu biểu cho nhiều người noi theo.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi: Đa dạng hoạt động giúp nhau giảm nghèo

(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi có 6.809 hội viên, sinh hoạt tại 21 cơ sở Hội. Năm 2020, tổng số hộ CCB làm kinh tế khá, giàu đạt 61,9%, tăng 456 hộ; tỷ lệ hộ nghèo 5,3%, giảm 18,2% so với năm 2019. Để có được kết quả trên, Hội CCB huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện đa dạng hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Qua đó, nâng cao thu nhập cho hộ CCB, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Tổ trưởng tổ dân phố gương mẫu

(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, trong gần 20 năm qua, ông Chu Minh Tác, tổ 2, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, tích cực hoạt động với vai trò là trưởng khu, tổ trưởng tổ dân phố - công việc mọi người vẫn thường gọi là "Vác tù và hàng tổng”, quyền lợi thì ít mà trách nhiệm thì nhiều. Mặc dù vất vả là thế, song cái ông nhận được là tình cảm yêu mến và sự tín nhiệm của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục