(HBĐT) - Sinh ra từ rừng, yêu quý chim rừng nên chị Lường Thị Quý ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) mua các loại chim rừng từ các thợ săn bắt về trị thương và nuôi dưỡng. Từ việc làm đó, mấy chục năm qua, nhà chị trở thành "trung tâm cứu hộ”, nuôi và gây giống các loại chim rừng ở Đà Bắc.

Hỏi đường 2-3 lần chúng tôi tìm đến nhà chị Quý. Căn nhà nằm sâu trong ngõ dựa lưng vào đồi cây um tùm. Sau chén trà, chị tâm sự: Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng Đà Bắc này. Ngày nhỏ tôi còn nhớ rừng ngút ngàn. Những cây lim, nghiến to bằng cả vòng tay người ôm. Trong rừng là muôn loài muông thú sinh sống. Buổi sáng khi thức giấc, chim muông hót vang cả núi rừng.


Chị Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) thường mua chim rừng về trị thương và nuôi dưỡng.

Những năm gần đây, rừng bị phá không thương tiếc, động vật trong rừng bị săn bắn vô tội vạ. Vài lần đi làm, chị Quý thấy người đi săn đánh bẫy được chim rồi xách ra chợ bán. Chị thương những chú chim rừng hót vào buổi sáng trong ký ức tuổi thơ nên đã mua về trị thương, chăm sóc. Sau khi trị thương xong thấy chúng khỏe mạnh, chị Quý lại thả vào rừng. Tuy nhiên, khi chúng vừa về với rừng lại bị thợ săn đánh bẫy và giết thịt. Có lần chị mua lại những con mình đã trị thương. Chị nghĩ nếu làm thế thì khác gì mình giết chúng bởi rừng bị phá, chim không còn chỗ ở. Từ đó chị quyết định giữ lại nuôi.

Khác với việc xây dựng chuồng trại để nuôi gia súc, gia cầm, chuồng để nuôi chim rừng làm khó và tốn kém phải đảm bảo được môi trường tự nhiên. Trong chuồng phải có cây, phía trên chuồng có bóng mát và phải quây kín bằng sắt mắt cáo. Mỗi chuồng đều có khóa cẩn thận. Dù nuôi lâu nhưng mỗi khi có sơ hở là chúng sẽ tìm mọi cách bỏ đi. Mỗi con chim rừng có đặc điểm riêng để làm chuồng trại và cách chăm sóc. Như đối với gà rừng phải làm rất kỳ công. Chị phải đặt rất nhiều thanh ngang cho gà rừng bay, nhảy. Chị còn lót một cái ổ rơm cho gà mái đẻ.

Cạnh chuồng gà rừng là dãy chuồng của chim công. Gần chục con công đang thời kỳ sinh sản đều do bàn tay chị Quý nuôi chúng từ khi còn trứng nước. Giống chim công rất khảnh ăn. Ngoài ngô, đậu tương, chúng rất thích ăn rau sạch. Bữa nào cũng phải có rau chúng mới ở yên trong chuồng. Bù lại, chúng sinh sản rất tốt. Từ 1 - 2 con công giờ chị Quý đã có cả một đàn công. Đối với loài chim trĩ đẻ trong 3 tháng. Có con đẻ cả trăm quả trứng. Giống như gà rừng, chim trĩ khó thuần, chọn 10 quả trứng rồi cho gà ta ấp cũng chỉ nở được 2-3 con là cùng.

Được chồng ủng hộ trại nuôi chim rừng của chị dần mở rộng và trở thành nơi nuôi và nhân giống động vật hoang dã ở Đà Bắc. Giờ đây vợ chồng chị Quý đã nghỉ hưu có bao tiền tích góp được, chị xây chuồng trại cho chim trĩ, công, gà lôi, gà rừng. Chị tâm sự: "Trong những con vật mà tôi nuôi thì chỉ có chim công và gà lôi khi mua, bán, chăn nuôi phải được cấp phép. Còn lại là những loài được phép nuôi và nhân giống như các loài chim khác”. Trong những năm gần đây, các trang trại, điểm du lịch có nhu cầu lớn về các loại chim rừng. Họ nuôi để phục vụ khách thăm quan, nhiều người gọi điện còn hỏi không có động vật rừng để cho trẻ ngắm thì họ không đến. Và cơ sở của chị không đủ chim để bán. Nếu nuôi tốt thì chim rừng cho hiệu quả kinh tế hơn bất kỳ các loại vật nuôi nào. Người mua họ không tiếc tiền để mua được chim, gà rừng. Như giá mỗi kg gà rừng bán được 400.000 - 500.000 đồng. Nếu chăm tốt, sau 1 năm, gà rừng đạt trọng lượng trên 1kg. Có lần chị bán được 4 con chim trĩ, giá mỗi con 4 triệu đồng. Tuy nhiên, trong 1-2 năm gần đây do thời tiết nên việc nhân giống sinh sản các loại chim rất khó nên việc mở rộng quy mô đòi hỏi điều kiện kỹ thuật cao. Nếu có biện pháp khắc phục những khó khăn trên thì đây là một hướng làm giàu cho nhiều người lập nghiệp.

 

                                                                                             Việt Lâm


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục